Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 153, 154, 155 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Nhiên liệu hóa thạch là gì? Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã đem đến

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 153

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 153 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Nhiên liệu hóa thạch là gì? Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã đem đến cho con người những lợi ích gì và việc này đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về nguyên, nhiên liệu trong khoa học tự nhiên 6

Lời giải chi tiết:

Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ hàng trăm triệu năm. Khai thác nhiên liệu tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục vụ đời sống của con người. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng nhiên liệu tạo ra các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường.

CH tr 154 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 154 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Em hãy cho biết: củi gỗ có phải nhiên liệu hóa thạch không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm nhiên liệu hóa thạch

Lời giải chi tiết:

Củi gỗ không phải nhiên liệu hóa thạch vì không phải là sản phẩm được tạo ra từ sự phân hủy các sinh vật.

CH tr 154 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 154 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Em hãy tìm hiểu và cho biết ở nước ta, nhiên liệu hóa thạch tập trung nhiều tại các khu vực nào.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân bổ nhiên liệu hóa thạch

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta, nhiên liệu hóa thạch tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng,Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh.

CH tr 154 CH3

Trả lời câu hỏi 3 trang 154 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Các nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc hình thành là tự nhiên hay nhân tạo? Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải vô tận không?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn gốc của các nhiên liệu hóa thạch

Lời giải chi tiết:

Các nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc tự nhiên.

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không phải là vô tận.

CH tr 154 HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 154 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Dựa vào số liệu ở Bảng 35.1, hãy vẽ đồ thị sản lượng khai thác dầu mỏ của thế giới theo thời gian (năm). Từ đó rút ra nhận xét về tốc độ gia tăng khai thác dầu thô mỗi năm

 

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng số liệu có thể chọn đồ thị cột

Lời giải chi tiết:

CH tr 154 HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 154 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Em hãy tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet,… thảo luận với các bạn trong lớp và viết báo cáo về thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam: địa điểm khai thác, sản lượng và các lợi ích của việc sử dụng nguồn tài nguyên này.

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin trên sách, báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Báo cáo về thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

1. Tổng quát về nguồn nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch khá lớn, phân bố ở nhiều nơi trên đất nước, tập trung chủ yếu: ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng,Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh.

2. Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng các nguồn năng lượng khai thác hiện nay. Lượng nhiên liệu hóa thạch được khai thác và tiêu thụ hằng năm trên toàn cầu là rất lớn.

Năm 1986, tấn dầu mỏ đầu tiên được khai thác ở mỏ Bạch Hổ đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam. Năm 1987, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô và đến năm 2022, Việt Nam xếp thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ.

3. Lợi ích và những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch mang đến cho con người rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Nhiên liệu hóa thạch giữ vai trò rất lớn trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới: than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất, giao thông vận tải,… Chúng đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của con người: thắp sáng, sưởi ấm, nấu nướng, đi lại,..Quá trình vận chuyển và bảo quản nhiên liệu hóa thạch dễ dàng, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo.

CH tr 155 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 155 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy ethylic alcohol, methane (CH4), than (C)

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

CH tr 155 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 155 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hỏa với cùng khối lượng, nhiên liệu nào giải phóng ra nhiều nhiệt nhất? Cho biết năng suất tỏa nhiệt (nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 gam chất) của các nhiên liệu đó như sau:

- Gỗ: khoảng 15 – 20 kJ/g

- Than đá: khoảng 20 – 30 kJ/g

- Dầu hỏa: khoảng 42 – 45 kJ/g

Phương pháp giải:

Dựa vào năng suất tỏa nhiệt của các nhiên liệu

Lời giải chi tiết:

Khi đốt cháy cùng 1 gam chất thì dầu hỏa giải phóng nhiều lượng nhiệt nhất

CH tr 155 HĐ

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 155 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Em hãy phân tích ý nghĩa của các việc làm theo gợi ý dưới đây và thuyết phục mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện:

1. Đề xuất với gia đình một giải pháp để thay thế một phần năng lượng hóa thạch đang sử dụng

2. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng; sử dụng lại đồ dùng hay phân loại để có thể tái chế đồ dùng bỏ đi

3. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng và xe điện

4. Sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như sinh khối, xăng E5, biodiesel,…

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Lời giải chi tiết:

1. Giải pháp để thay thế một phần năng lượng hóa thạch đang sử dụng: sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân

2. Việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết vì các nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn

3. Sử dụng phương tiện công cộng và xe điện để tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải

4. Sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như sinh khối, xăng E5, biodiesel,… để giảm thiểu khí thải.

CH tr 155 CH3

Trả lời câu hỏi 3 trang 155 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Gia đình em và địa phương nơi em sinh sống đã có hoạt động gì để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Lời giải chi tiết:

Gia đình và địa phương đã sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như sinh khối, xăng E5,… và sử dụng phương tiện công cộng và xe điện

CH tr 156

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 156 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 35.2 và cho biết vai trò của carbon dioxide trong tự nhiên

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 35.2

Lời giải chi tiết:

Vai trò của CO2 trong tự nhiên: sử dụng trong quá trình quang hợp của thực vật, sự hô hấp của động vật, tạo nhiên liệu hóa thạch, muối carbonate.

CH tr 157 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 157 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Nêu các dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên ở dạng đơn chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình carbon trong tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Carbon tồn tại ở dạng đơn chất: than đá, kim cương,…

Carbon tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ: đá vôi, muối carbonate,….

Carbon tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ: methane, ethylene,…

CH tr 157 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 157 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Hãy liệt kê một số nguồn phát thải khí carbon dioxide vào khí quyển. Để giảm thiểu phát thải carbon dioxide vào khí quyển chúng ta cần phải làm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình carbon

Lời giải chi tiết:

Một số nguồn phát thải khí carbon dioxide là: nhà máy công nghiệp, các phương tiện giao thông, sự hô hấp của động thực vật, đốt cháy nhiên liệu,…

CH tr 157 HĐ

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 157 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Trình bày bằng bài viết hoặc nói về chu trình của carbon trong tự nhiên

Phương pháp giải:

Trình bày bằng bài viết hoặc nói về chu trình của carbon trong tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa carbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín được gọi là chu trình carbon.

Các quá trình trong chu trình carbon là:

Qúa trình hấp thu làm giảm lượng carbon dioxide trong khí quyển

+ Khí carbon dioxide trong không khí được thực vật hấp thu và thực hiện quá trình quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ giúp thực vật phát triển. Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, các hợp chất chứa carbon trong thực vật được chuyển sang động vật

Qúa trình phát thải khí carbon dioxide:

+ Các sinh vật sống đều có sự hô hấp. Quá trình hô hấp là nguồn phát thải carbon dioxide đáng kể.

CH tr 158 HĐ

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 158 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Trình bày về:

1. Bằng chứng của sự biến đổi khí hậu do việc gia tăng hiệu ứng nhà kính

2. Nêu một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở phạm vi trong nước và phạm vi toàn cầu

3. Trên cơ sở một số hệ quả của sự ấm lên toàn cầu, hãy dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài nếu không có các biện pháp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân và các thông tin trên internet, sách, báo

Lời giải chi tiết:

1. Bằng chứng của sự biến đổi khí hậu do việc gia tăng hiệu ứng nhà kính: băng tan ở 2 cực, mực nước biển tăng lên, nóng lên toàn cầu

2. Trồng nhiều cây xanh, sử dụng nhiên liệu xanh như khí hydrogen, hơi nước

3. Tác động tiêu cực: hiện tượng eninol diễn biến phức tạp, hạn hán, cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi. Nếu không có biện pháp giảm thiểu thì một số vùng lãnh thổ sẽ bị xóa xổ vì mực nước biển tăng dần.

CH tr 158 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 158 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Hãy cho biết nguyên nhân của sự gia tăng hàm lượng carbon dioxide, methane trong khí quyển dẫn tới sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguồn phát thải khí carbon dioxide

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân: nhu cầu của con người tăng về việc sử dụng nhiên liệu tăng, các nhà máy trong ngành công nghiệp đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch dẫn đến hàm lượng carbon dioxide, methane tăng

CH tr 158 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 158 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Vì sao nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lại dẫn tới nước biển dâng? Hiện tượng này gây ra tác hại gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào tác hại của việc gia tăng khí carbon dioxide

Lời giải chi tiết:

Vì khi nhiệt độ trung bình tăng, băng ở 2 cực tăng dẫn đến mực nước biển dâng. Hiện tượng này có thể nhấn chìm nhiều vùng lãnh thổ thấp.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close