Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 198, 199, 200 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diềuTheo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 198 MĐ:
Phương pháp giải Nhớ lại hệ sinh thái bài 41 Lời giải chi tiết Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là sinh quyển. Vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất. CH1:
Phương pháp giải Sinh quyển là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường. Lời giải chi tiết Các thành phần cấu trúc của sinh quyển gồm: Khí quyển, địa quyển và thủy quyển. CH2:
Phương pháp giải Khu sinh học là các hệ sinh thái lớn đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lý xác định. Lời giải chi tiết - Dựa vào yếu tố đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định để phân chia các khu sinh học. - Những khu sinh học chủ yếu gồm: khu sinh học trên cạn (đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương bắc, rừng rụng lá theo mùa ôn đới, thảo nguyên, savan, sa mạc và hoang mạc, rừng nhiệt đới) và khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn). CH tr 200 CH1:
Phương pháp giải Ở mỗi khu sinh học, mỗi loài sinh vật có những sự thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau. Lời giải chi tiết Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…
CH tr 201 CH1:
Phương pháp giải Mỗi khu sinh học sẽ có những đặc điểm về hệ động vật, thực vật khác nhau để thích nghi với điều kiện môi trường sống. Lời giải chi tiết
CH2:
Phương pháp giải Vùng ven bờ có điều kiện về môi trường sống đa dạng hơn, thích hợp với sự phát triển của nhiều loài. Lời giải chi tiết Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài. Quảng cáo
|