Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 152, 153, 154, 155, 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diềuEm cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100m? Giải thích Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 152
Phương pháp giải Khi hoạt động mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ khí cho các tế bào Lời giải chi tiết Sau khi chạy nhanh 100m, em cảm thấy nhịp thở nhanh hơn, thở mạnh và sâu hơn. Do khi hoạt động thì cơ thể cần nhiều năng lượng → Hô hấp tế bào tăng → tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều cacbonic → nồng độ cacbonic trong máu tăng, kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp
Phương pháp giải Nắm được chức năng của hệ hô hấp Lời giải chi tiết Hệ hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
Phương pháp giải Quan sát hình vẽ, nêu được cấu tạo của hệ hô hấp và chức năng của các cơ quan Lời giải chi tiết Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Phương pháp giải Nhớ lại kiến thức về đường đi của khí qua các cơ quan khi hít vào và thở ra Lời giải chi tiết Qua quá trình hít vào đưa không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang: O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường. CH tr 153
Phương pháp giải Nhớ lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp để lấy ví dụ của một cơ quan. Lời giải chi tiết Đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng:
Phương pháp giải Hiểu được từng giai đoạn của quá trình hô hấp và tuần hoàn để nêu được mối quan hệ của hai hệ. Lời giải chi tiết Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn
Phương pháp giải Nhớ lại cấu tạo của khí quản và hoạt động của khí quản và thực quản Lời giải chi tiết Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.
Phương pháp giải Khi đốt than củi, hàm lượng khí O2 giảm dần và hàm lượng khí CO và CO2 tăng dần Lời giải chi tiết Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí oxi, sinh ra khói mà trong khói đó có hàm lượng CO và CO2 cao. Lâu dần Các khí này nhiều lên, không thoát ra được môi trường ngoài gây nguy hiểm cho hệ hô hấp, làm ngạt thở, có thể gây tử vong cho người. CH tr 154
Phương pháp giải Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá có tác động xấu đối với hệ hô hấp. Chính vì thế cần có những biện pháp để phòng bệnh hô hấp Lời giải chi tiết Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,...do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi CH tr 155
Phương pháp giải Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ mắc các bệnh về hô hấp Lời giải chi tiết Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Phương pháp giải Nhớ lại các biện pháp gia đình em sử dụng để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ hô hấp Lời giải chi tiết
Quảng cáo
|