Bài 2 Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học trang 16, 17, 18, 19, 20 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Tôi là Nước đây! Đố các bạn tôi được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố hóa học nào? Tôi có thể được tạo thành như thế nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

 

 

CH tr 16 MĐ

Tôi là Nước đây! Đố các bạn tôi được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố hóa học nào? Tôi có thể được tạo thành như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức cấu tạo phân tử của nước là H2O để trả lời câu hỏi

 

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

- Nước được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và oxygen.

- Nước có thể được tạo thành từ phản ứng đốt cháy hydrogen trong oxygen.

 

CH tr 16 CH1

Quan sát hình 2.1, cho biết có những quá trình biến đổi hoá học nào xảy ra.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.1 để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

Trong hình 2.1 có những quá trình biến đổi hoá học xảy ra là:

+ Quá trình cho dung dịch HCl vào bình chứa Zn sinh ra khí H2.

+ Quá trình đốt cháy hydrogen trong bình chứa oxygen tạo thành nước (H2O).

 

CH tr 17 CH2

Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:

a) Đốt cháy methane tạo thành khí carbon dioxide và nước.

b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phản ứng hóa học để xác định chất tham gia phản ứng và sản phẩm.

 

Lời giải chi tiết:

a) Đốt cháy methane tạo thành khí carbon dioxide và nước:

+ Chất tham gia phản ứng là methane và oxygen.

+ Chất sản phẩm là carbon dioxide và nước.

b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide:

+ Chất tham gia phản ứng là carbon và khí oxygen.

+ Chất sản phẩm là khí carbon dioxide.

 

CH tr 17 CH3

Quan sát sơ đồ hình 2.2, cho biết: 

a) Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

b) Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

c) So sánh số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2.2, quan sát diễn biến quá trình biến đổi để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

a) Trước phản ứng, 2 nguyên tử H liên kết với nhau; 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

b) Sau phản ứng, 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.

c) Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng là bằng nhau.

 

CH tr 18 LT1

Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau:

 

Quan sát sơ đồ hình 2.3 và cho biết:

a) Trước phản ứng có các chất nào, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

b) Sau phản ứng, có các chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

c) So sánh số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 2. 3 và quan sát sự biến đổi các chất trước và sau phản ứng hóa học xảy ra để trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

a) Trước phản ứng có các chất methane (CH4) và oxygen (O2).

+ Methane (CH4) gồm 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H.

+ Oxygen (O2) gồm 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

b) Sau phản ứng có các phân tử carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) được tạo thành.

+ Carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O.

+ Nước (H2O) gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

c) Số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng là bằng nhau.

 

CH tr 18 CH4

Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết.

 

Phương pháp giải:

Để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra dựa vào sự thay đổi màu sắc, mùi… của các chất tạo ra chất khí, chất không tan

 

Lời giải chi tiết:

Trong phản ứng giữa khí hydrogen với khí oxygen, nước tạo ra không còn tính chất của hydrogen và oxygen nữa (nước ở thể lỏng, không cháy được, …)

 

CH tr 18 TH1

Chuẩn bị:

• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm.

• Hoá chất: Đường ăn.

Tiến hành:

• Cho khoảng một thìa cafe đường ăn vào ống nghiệm, sau đó đun trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.5). 

• Mô tả trạng thái (thể, màu sắc, …) của đường trước và sau khi đun.

• Nêu dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

 

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm hình 2.5 đồng thời thực hiện theo hướng dẫn để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

- Trước khi đun: Đường là chất rắn, màu trắng, vị ngọt, không mùi, tan trong nước.

- Sau khi đun: Thu được chất rắn, màu đen, vị đắng, mùi khét, không tan trong nước.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: có sự thay đổi màu sắc (từ trắng sang đen); vị (từ ngọt sang đắng); mùi (từ không mùi sang khét); độ tan (từ tan trong nước sang chất mới không tan trong nước).

 

CH tr 19 VD1

Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào sự tính chất sự biến đổi hóa học để trả lời câu hỏi

 

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là sự thay đổi vị của nước đường (từ vị ngọt sang vị chua).

 

CH tr 19 LT2

Những dấu hiệu nào thường dùng để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào những biến đổi hóa học để trả lời câu hỏi

 

Lời giải chi tiết:

+ Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau: có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …

+ Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.

 

CH tr 19 TN2

 

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi

 

Lời giải chi tiết:

Mẩu than cháy sáng trong bình khí oxygen. Chạm tay vào thành bình thấy nóng. 

 

CH tr 19 CH5

Trong các phản ứng hóa học ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hai thí nghiệm 2 và 3 để trả lời câu hỏi. 

 

Lời giải chi tiết:

Phản ứng tỏa nhiệt là thí nghiệm 2, phản ứng thu nhiệt là thí nghiệm 3

 

CH tr 20 LT3

Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.

b) Cồn cháy trong không khí.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước là phản ứng thu nhiệt.

b) Đốt cháy cồn trong không khí là phản ứng toả nhiệt.

 

CH tr 20 VD2

Tìm hiểu và chỉ ra thêm một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên có kèm theo sự toả nhiệt hoặc thu nhiệt.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của em và quan sát ngoài đời sống để trả lời câu hỏi

 

Lời giải chi tiết:

- Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng thu nhiệt:

+ Phản ứng quang hợp (là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng).

+ Phản ứng nung vôi.

- Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng toả nhiệt:

+ Phản ứng tạo gỉ sắt.

+ Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close