Giải đề thi hết học kì I Hóa 10 năm học 2020 - 2021 chuyên Nguyễn Trãi có lời giảiGiải đề thi hết học kì I Hóa 10 năm học 2020 - 2021 chuyên Nguyễn Trãi có đáp án và lời giải chi tiết, có chú ý quan trọng. Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho kí hiệu nguyên tử 2311X, nguyên tử X có: A. 12 electron B. 13 electron C. 11 electron D. 14 electron Câu 2: Có mấy nguyên tắc chính để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 3: Nguyên tử của nguyên tó X có số hiệu nguyên tử là 17. Nguyên tố X là A. Phi kim B. Kim loại C. Khí hiếm D. Nguyên tố d Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X hạt electron là A. 24 B. 26 C. 13 D. 23 Câu 5: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó NH3 đóng vai trò: A. Chất khử B. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử C. Chất oxi hóa D. Không phải là chất khử, không phải là chất OXH Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kì nhỏ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 7: Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH A. KI B. I2 C. H2O D. KMnO4 Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố Na có Z = 11, cấu hình electron của Na là: A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p5 Câu 9: Liên kết hóa học trong phân tử Cl2 là A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị có cực C. Liên kết cộng hóa trị không cực D. Liên kết đôi Câu 10: Số OXH của nguyên tử S trong SO2 là A. +5 B. +2 C. 0 D. +4 Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tử flo (Z = 9) là A. 1s22s32p4 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s23p5 D. 1s22s22p5 Câu 12: Cấu hình electron của nguyên tử X là : 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 2, nhóm IIA B. Chu kì 2, nhóm VIA C. Chu kì 2, nhóm VIIA D. Chu kì 2, nhóm VIIIA Câu 13: Dãy chứa các phân tử liên kết cộng hóa trị không phân cực là A. H2, Cl2, N2 B. HBr, HCl, Cl2 C. HCl, NH3, H2O D. Cl2, N2, NH3 Câu 14: Số nguyên tố trong chu kì 2 là A. 2 B. 8 C. 18 D. 32 Câu 15: Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 đồng vị 65Cu và 63Cu. Cho 7,632 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,688 lít khí SO2 (đktc). Thành phần % số nguyên tử của 65Cu là A. 27% B. 30% C. 26,7% D. 26,3% Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố Y có số hiệu là 18. Nguyên tố Y thuộc loại nguyên tố gì? A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố f D. Nguyên tố d Câu 17: Các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) cùng chu kì 3 được xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại là? A. Mg, Na, Al B. Na,Al, Mg C. Na, Mg, Al D. Al, Mg, Na Câu 18: Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p2 Câu 19: Liên kết hóa học giữa các phân tử NaCl là liên kết A. Ion B. Cộng hóa trị phân cực C. Hidro D. Cộng hóa trị không phân cực Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố R thuộc nhóm VA, công thức oxit cao nhất của nguyên tố R là A. RO2 B. RO3 C. R2O5 D. R2O Câu 21: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. Proton và electron B. Notron và electron C. Notron, proton và electron D. Notron và proton Câu 22: Cho các ion sau: Cl-, NO3-, Fe3+. Các ion đơn nguyên tử là: A. Cl-, NO3- B. Fe3+, Cl- C. NO3-, Fe3+ D. Cl-, NO3-, Fe3+ Câu 23: Cho Al0 → Al3+ + 3e, đây là quá trình A. Khử B. Oxi hóa C. tự Oxi hóa khử D. nhận proton Câu 24: Nguyên tố có Z = 5. Nguyên tố đó thuộc chu kì A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 25: Số oxi hóa của Cu, K trong K+, Mn trong KMnO4, N trong NO3- lần lượt là A. 1+, +5, +7, 0 B. 0, +1, +7, +5 C. 0, +1, +3, +7 D. +5, +1, +7, 0 Câu 26: Trọng hợp chất, nguyên tử nào sau đây luôn có số OXH bằng -1 A. F B. Cl C. Br D. I Câu 27: Lớp electron thứ 4 (lớp thứ N) có số electron tối đa là A. 8 B. 16 C. 32 D. 50 Câu 28: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng: A. Số hiệu nguyên tử B. Số khối C. Số notron D. Khối lượng nguyên tử Câu 29: Số oxi hóa của nguyên tố nito trong các chất HNO3, NO, N2 lần lượt là A. +5, +2, 0 B. +1, -4, +5 C. +6, +2, +4 D. +1, +3, -5 Câu 30: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức là RH3. Trong công thức oxit cao nhất của R, nguyên tố R chiếm 25,93% về khối lượng. Nguyên tố đó là A. N (M = 14) B. Si (M = 28) C. As (M = 75) d. P (M = 31) Câu 31: Cho quá trình sau S+6 + 2e → S+4. Kết luận nào đúng? A. Qúa trình trên là quá trình OXH B. Qúa trình trên là quá trình Khử C. Trong quá trình trên S+6 đóng vai trò là chất khử D. Trong quá trình trên S+4 đóng vai trò chất OXH Câu 32: Số electron tối đa trong phân lớp s là A. 2e B. 7e C. 10e D. 14e II. TỰ LUẬN Câu 1: Hạt nhân của nguyên tử X có 11 proton, của nguyên tử Y có 8 proton a. Xác định vị trí của X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn b.Hãy lập một hợp chất tạo bởi X, Y. Biểu diễn sự hình thành liên kết giữa 2 nguyên tử X và Y trong hợp chất đó Câu 2: Xác định chất khử, chất OXH quá trình khử quá trình OXH và cân bằng phản ứng theo phương trình thăng bằng electron phản ứng sau: C+ HNO3 → CO2 + NO + H2O Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C Câu 2: Có 3 nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học: + Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân theo chiều tăng điện tích hạt nhân + Các nguyên tố hóa học có cùng lớp e được sắp xếp thành 1 hàng + Các nguyên tố hóa học có cùng e hóa trị được sắp xếp thành 1 cột Đáp án A Câu 3: Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p5 X có 7 e lớp ngoài cùng. X là phi kim Đáp án A Câu 4: Ta có hệ phương trình: 2p + n = 40 2p – n = 12 => p = 13; n = 14 Đáp án C Câu 5: Đáp án A Câu 6: Bảng tuần hoàn có chứa 3 chu kì nhỏ là : 1,2,3 Đáp án B Câu 7: Chất bị OXH là chất khử có số OXH tăng sau phản ứng Đáp án A Câu 8: Đáp án A Câu 9: Liên kết hóa học trong phân tử Clo là liên kết cộng hóa trị không cực Đáp án C Câu 10: Đáp án D Câu 11: Cấu hình electron của F là: 1s22s22p5 Đáp án D Câu 12: Đáp án D Câu 13: Đáp án A Câu 14: Trong chu kì 2 có tất cả 8 nguyên tố hóa học Đáp án B Câu 15: n SO2 = 0,12 mol => n Cu = n SO2 = 0, 12 mol => M Cu = 7,732 : 0,12 = 63,6 (gam/mol) Gọi thành phần phần trăm của 65Cu là x => Thành phần phần trăm của 63Cu là 100 –x Ta có phương trình: 65x + 63 (100-x) = 63,6 . 100 => x = 30 Thành phần phần trăm của 65Cu là 30% Đáp án B Câu 16: Z = 18 => Cấu hình e của Y là: 1s22s22p63s23p6 Y là nguyên tố p Đáp án B Câu 17: Xét theo chiều tăng điện tích hạt nhân, các nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ có tính kim loại giảm dần Đáp án C Câu 18: Đáp án C Câu 19: Đáp án D Câu 20: R thuộc nhóm VA => Công thức oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5 Đáp án C Câu 21: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là notron, proton, và electron Đáp án C Câu 22: Các ion đơn nguyên tử là Fe3+, Cl- Đáp án B Câu 23: Cho Al0 → Al3+ + 3e => Qúa trình OXH Đáp án B Câu 24: Z = 5 => Cấu hình e: 1s22s22p1 => Thuộc chu kì 2 Đáp án A Câu 25: Đáp án B Câu 26: Trong hợp chất, F luôn có số OXH bằng -1 Đáp án A Câu 27: Lớp electron thứ 4 có số electron tối đa bằng 32 Đáp án C Câu 29: Đáp án A Câu 30: Hợp chất khí với hidro có công thức là RH3 => Công thức oxit cao nhất của R sẽ là R2O5 Ta có phương trình: \(\frac{2R}{2R+16.5}=25,93%\) => MR = 14 => R là Nito Đáp án A Câu 31: S+6 + 2e → S+4 là quá trình khử Đáp án B Câu 32: Đáp án A II. TỰ LUẬN Câu 1: a. Xét nguyên tử X có Z = 11: 1s22s22p63s1 => X thuộc chu kì 3 nhóm IA Xét nguyên tử Y có Z = 8: 1s22s22p4 => Y thuộc chu kì 2 nhóm VIA b. Ta có: X → X+ + 1e Y + 2e → Y2- => Ta có 2X+ + Y2- → X2Y Câu 2: \(~\overset{0}{\mathop{C}}\,+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\to \overset{+4}{\mathop{C}}\,{{O}_{2}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O\) C là chất khử; HNO3 là chất OXH Ta có các quá trình: 3x|C → C+4 + 4e : Qúa trình OXH 4x|N+5 + 3e → N+2 : Qúa trình khử => \(3~\overset{0}{\mathop{C}}\,+\text{ 4}H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\to \overset{+4}{\mathop{3C}}\,{{O}_{2}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{4N}}\,O\text{ }+\text{ 2}{{H}_{2}}O\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|