Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 29, 30 vở thực hành Toán 8 tập 2Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1 trang 29 Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn? A. \({x^2} + 1 = 0\). B. \(2.\frac{1}{x} + 1 = 0\). C. \(\frac{1}{2}x - 2 = 0\). D. \(0x + 1 = 0\). Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn x là phương trình có dạng ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\). Lời giải chi tiết: \({x^2} + 1 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì bậc của x là 2. \(2.\frac{1}{x} + 1 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì chứa ẩn x ở mẫu số. \(0x + 1 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì hệ số a = 0. => Chọn đáp án C. Câu 2 trang 29 Phương trình bào sau đây có nghiệm x = -1? A. \(x - 1 = 0\). B. \(2x + 1 = 3x + 4\). C. \(x + 1 = x - 1\). D. \(2x + 3 = 2 + x\). Phương pháp giải: Thay giá trị x = -1 vào các phương trình dạng A(x) = B(x), nếu A(-1) = B(-1) thì x = -1 là nghiệm của phương trình. Lời giải chi tiết: Thay vào lần lượt các đáp án, ta thấy chỉ có \(2.( - 1) + 3 = 2 + ( - 1) = 1\) nên x = -1 là nghiệm của phương trình \(2x + 3 = 2 + x\). => Chọn đáp án D. Câu 3 trang 29 Phương trình 2x + 7 = x -2 có nghiệm là A. x = 3. B. x = -3. C. x = 9. D. x = -9. Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức giải phương trình bậc nhất một ẩn để giải phương trình: Phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau: \(ax + b = 0\) \(ax = - b\) \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Vậy phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) luôn có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}7{\rm{ }} = {\rm{ }}x{\rm{ }} - 2\\2x - x = - 2 - 7\\x = - 9\end{array}\) Vậy phương trình 2x + 7 = x -2 luôn có nghiệm duy nhất x = -9. => Chọn đáp án D. Câu 4 trang 29 Phương trình 3x – (1 – 2x) = 3(x – 1) – 4 có nghiệm là A. x = 2. B. x = -2. C. x = 3. D. x = -3. Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức giải phương trình bậc nhất một ẩn để giải phương trình: Phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau: \(ax + b = 0\) \(ax = - b\) \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Vậy phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) luôn có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}3x{\rm{ }}--{\rm{ }}\left( {1{\rm{ }}--{\rm{ }}2x} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}3\left( {x{\rm{ }}--{\rm{ }}1} \right){\rm{ }}--{\rm{ }}4\\3x - 1 + 2x = 3x - 3 - 4\\5x - 1 = 3x - 7\\5x - 3x = - 7 + 1\\2x = - 6\\x = - 3\end{array}\) Vậy phương trình 3x – (1 – 2x) = 3(x – 1) – 4 luôn có nghiệm duy nhất x = -3. => Chọn đáp án D. Câu 5 trang 30 Phương trình \(2x - \frac{{x - 1}}{3} = \frac{{2x + 3}}{2} - 1\) có nghiệm là A. \(x = - \frac{1}{4}\). B. \(x = \frac{1}{4}\). C. \(x = \frac{5}{4}\). D. \(x = - \frac{5}{4}\). Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức giải phương trình bậc nhất một ẩn để giải phương trình: Phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) được giải như sau: \(ax + b = 0\) \(ax = - b\) \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Vậy phương trình \(ax + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) luôn có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{ - b}}{a}\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}2x - \frac{{x - 1}}{3} = \frac{{2x + 3}}{2} - 1\\\frac{{6.2x - 2(x - 1)}}{6} = \frac{{3(2x + 3) - 6}}{6}\\12x - 2x + 2 = 6x + 9 - 6\\10x + 2 = 6x + 3\\10x - 6x = 3 - 2\\4x = 1\\x = \frac{1}{4}\end{array}\) Vậy phương trình \(2x - \frac{{x - 1}}{3} = \frac{{2x + 3}}{2} - 1\) luôn có nghiệm duy nhất \(x = \frac{1}{4}\). => Chọn đáp án B.
Quảng cáo
|