Giải Bài tập 8 trang 7,8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sốngTải vềĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Trả lời câu hỏi bài tập 8 SBT trang 7,8 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương. [...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khơi quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại,... ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,... Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt. (Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012) Câu 1 Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Văn bản có đoạn được trích thuộc loại văn bản thông tin. Câu 2 Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Sự kiện được thuật lại troag đoạn trích là lễ hội đền Cuông (tưởng nhớ vua An Dương Vương), tổ chức tại Nghệ An vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm Câu 3 Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Tác giả thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian, cái gì diễn ra trước được nói trước, cái gì diễn ra sau thí nói sau. Cụ thể, tác giả lần lượt nói về hoạt động trong từng ngày lễ hội, từ ngày 1 2 tháng Hai âm lịch đến ngày 16 tháng Hai âm lịch. Câu 4 Đoạn trích đã làm nói bật được đặc trưng của lễ hội nói chung, lễ hội đền Cuông nói riêng như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Trong đoạn trích, không kể đoạn đầu mang tính chất giới thiệu chung, đoạn thứ hai tập trung nói về các nghi lễ, còn đoạn thứ ba dành để nói về các hoạt động vui chơi trong thời gian diễn ra lễ hội. Như vậy, cả đoạn trích đã nói được khá toàn diện vừa về tính chất chung của một lễ hội, vừa về đặc điểm riêng của lễ hội đền Cuông, với các nghi lễ và hoạt động vui chơi cụ thể. Câu 5 Hãy liên hệ với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 (Ngữ văn 6, tập hai) và rút ra nhận xét về điểm chung của các lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và liên hệ văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 Lời giải chi tiết: Cũng như văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, đoạn trích cho ta biết được đặc điểm chung của một lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng. Đó là, luôn có những nghi lễ trang trọng mà linh thiêng, luôn thể hiện niềm tin về sự hiện hữu của những linh hồn bất tử và luôn chứng minh được sự tiếp diễn không ngừng của cuộc sống cộng đồng, dân tộc. Câu 6 Nêu cách em suy đoán nghĩa của từ khai quang trong câu văn: “Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch đề xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội." Phương pháp giải: Đọc hiểu và nêu suy nghĩ Lời giải chi tiết: Có thể suy đoán nghĩa của từ khai quang được dùng trong đoạn trích theo cách: - Chú ý chi tiết “diễn ra đầu tiên” liên hệ tới những từ có yếu tố khơi như khai giảng, khai hội, khai trương, khai bút, khai vị, từ đó đoán nghĩa của yếu tố khai là “mở ra” hay “bắt đầu". - Chú ý chi tiết “dọn đẹp đền", liên hệ tới những từ có yếu tố quang như quang mình, quang vinh, quang quẻ (từ láy), từ đó đoán nghĩa của yếu tố quang là "sáng, sáng sủa, thưa, trống,... - Đoán nghĩa chung của từ khai quang: mở ra cho sáng sủa hay bắt đầu cho trôi chảy, thuận lợi. Câu 7 Nêu cách xử lí của em nếu được yêu cầu nhập hai câu sau đây thành một và có sử dụng dấu chấm phẩy: “Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban, ngành và người dân về dự lễ” Phương pháp giải: Suy nghĩ và nêu cách xử lí Lời giải chi tiết: Cách xử lí: bỏ dấu chấm sau câu thứ nhất, thay bằng dáu chấm phẩy. Câu văn mới sẽ là: "Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng; sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại điện các ban, ngành và người đến về dự lễ”. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|