Giải Bài tập 7 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc đoạn trích sau của Văn Giá và trả lời các câu hỏi Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc đoạn trích sau của Văn Giá và trả lời các câu hỏi: Nhà văn tập trung bút lực miêu tả hình ảnh màu xanh của nước biển chiều và hình ảnh mặt trời đang lên trên biển. Đến đây, người đọc mới thực sự được chứng kiến cuộc chạy đua của ngôn từ Nguyễn Tuân với tạo hoá. Hay nói cách khác, đây là những màn trình diễn ngôn từ nghệ thuật thật náo nhiệt, ngoạn mục của Nguyễn Tuân. Hãy xem tác giả nói về màu xanh của nước biến chiêu: “xanh quá quắt, “xanh như là chuối non, “xanh như lá chuối già” “xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng" Cách vi von của dân gian thường ví sự vật này với sự vật khác có một vài đặc điểm tương đồng. Ba trường hợp trên, Nguyễn Tuân đã đi theo cách này. Song không chỉ dừng lại ở một cách này, mà ông đã đem ví màu xanh nước biển với những hình ảnh trong vốn liếng văn chương cổ điển: “xanh như cái màu áo Kim Trọng, “xanh như cái với áo nước mắt của ông quan Tư mã” Đi xa hơn nữa, ông ví nó với “trang sử loài người lúc con người còn phải viết vào thân trẻ”; và với “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”. Những cách ví von này, như tác giả thú nhận: vẫn còn hơi trừu tượng. Chúng được huy động ra từ vốn văn hoá rộng rãi và sự nếm trải cuộc đời của tác giả. Đến đây, người đọc bỗng nhớ đến những trang văn trong bút kí “Thiếu quê hương” của nhà văn viết những năm trước cách mạng. Một chàng Nguyễn sống xê dịch, sống dài dạc, hoang mang, bế tắc, sống ngay trong lòng Tổ quốc mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”. Đó là cái màu xanh ốm yếu, bệnh tật. Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay. Cách vi von một sự vật cụ thể với một ý tưởng trừu tượng vẫn là cách thường dùng của ngòi bút Nguyễn Tuân, và trong nhiều trường hợp, ông đã rất thành công. Cả đoạn văn ở trên, nhà văn không chỉ miêu tả màu nước biển, mà còn miêu tả bản thân quá trình lựa chọn ngôn từ của chính mình. Một cách ví von vừa được đưa ra, ngay sau đó đã là một sự nghi ngờ, phủ định; rồi tiếp tục lại xuất hiện các cách ví von khác. Qua đoạn này, nhà văn đã tiến hành mô tả kép cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình. Người đọc thấy được vẻ đẹp trong rất nhiều sắc thái tinh tế của vùng biển Cô Tô, đồng thời thấy một Nguyễn Tuân lao động hết mình trên con chữ. Hai câu văn về cuối được xem như là một sự nhượng bộ dễ thương của nhà văn trong cuộc chạy đua với tạo vật: “Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích. Hoặc là chao ôi, nó xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể”. Câu văn hữu tình và hiền lành biết mấy! (Trần Hoà Bình – Lê Dy – Văn Giá, Bình văn, NXB Giáo dục, 1997, tr. 161 – 163) Câu 1 Câu 1 (trang 24, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Đoạn trích trên chủ yếu bàn luận về vấn đề gì? A. Vẻ đẹp đa dạng, biến ảo của màu nước biển Cô Tô và cảnh mặt trời lên trên biển B. Những so sánh độc đáo của Nguyễn Tuân khi gợi tả màu xanh của nước biển Cô Tô.. C. Quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân khi miêu tả màu xanh của nước biển Cô Tô D. Sự hồi tưởng và cảm xúc của nhà văn về quãng đời đã qua khi đứng trước biển Cô Tô Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 2 Câu 2 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Theo tác giả, Nguyễn Tuân sử dụng cách ví von của dân gian trong những trường hợp nào sau đây? A. Xanh như lá chuối non, xanh như lá chuối già B. Xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư mã C. Xanh như cái màu áo Kim Trọng D. Xanh như trang sử loài người, lúc con người còn phải viết vào thân tre Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 3 Câu 3 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Đoạn trích tập trung phân tích biện pháp tu từ gì được sử dụng trong văn bản Cô Tô? A. Nhân hoá C. Điệp ngữ B. So sánh D. Hoán dụ Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 4 Câu 4 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Theo tác giả, quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân trong Cô Tô diễn ra như thế nào? A. Mô tả cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình B. Đưa ra một cách ví von, ngay sau đó phủ định, rồi lại đi tìm một cách diễn đạt khác C. Lựa chọn trong vốn trải nghiệm của mình những hình ảnh phù hợp để so sánh D. Lựa chọn trong vốn tri thức sách vở của mình những hình ảnh phù hợp để so sánh Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 5 Câu 5 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Trong đoạn trích, tác giả đánh giá Nguyễn Tuân như thế nào? A. Một nhà văn lao động nghiêm túc với con chữ. B. Một nhà văn có trí tưởng tượng phong phú. C. Một nhà văn giàu tri thức và trải nghiệm. D. Một nhà văn giàu tình yêu với thiên nhiên. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 6 Câu 6 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay”. Thành phần tình thái dường như trong câu văn có tác dụng gì? A. Thể hiện đánh giá chắc chắn của tác giả về mục đích của việc nhà văn Nguyễn Tuân không ngần ngại nhớ lại mảng đời đã qua B. Thể hiện đánh giá không chắc chắn của tác giả về mục đích của việc nhà Văn Nguyễn Tuân không ngần ngại nhớ lại mảng đời đã qua C. Thể hiện cảm xúc của tác giả về việc nhà văn Nguyễn Tuân không ngắn ngại nhớ về một mảng đời đã qua D. Giải thích rõ hơn về mảng đời đã qua của nhà văn Nguyễn Tuân Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án B
Quảng cáo
|