Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thứcXác định ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Xác định ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96). Lời giải chi tiết: Ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản: Thế giới mạng đưa lại cho người tham gia một cuộc sống phong phú, đa dạng nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách để họ nhìn ra giá trị thật của chính mình và của người khác. Câu 2 Dựa vào nội dung của văn bản, hãy thử trả lời câu hỏi: Thế giới mạng là gì? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96). Lời giải chi tiết: Dựa vào nội dung của văn bản, có thể trả lời câu hỏi Thế giới mạng là gì? - Thế giới mạng tuy ảo mà thật, là nơi mỗi người tham gia tìm được cảm giác bình đẳng với tất cả, có thể đặt mình vào những tư cách, vị trí khác nhau; được tự do thể hiện tâm trạng, cảm xúc. - Thế giới mạng là thế giới của sự tương tác, chia sẻ, cộng hưởng, giao kết (kết bạn và huỷ kết bạn), cho phép người tham gia được nói, viết những gì mình muốn và lựa chọn, nhưng cũng có tác động ngược trở lại, khiến người nói, người viết có thể phải chịu những “va đập” rất mạnh. - Thế giới mạng có khả năng mê hoặc rất lớn nhưng đồng thời cũng là sức mạnh có thể huỷ diệt một cá nhân trong chốc lát; có khi nó làm tan loãng những nỗi cô đơn nhưng ngược lại cũng có thể làm nỗi cô đơn thêm “đậm đặc”. - Thế giới mạng làm hiện hình cả tính, tính cách của mỗi người, giúp mỗi cá nhân tự nhận ra con người đích thực của mình. Câu 3 Bạn có thể nói gì về đối tượng “tôi” được đề cập trong văn bản? Hãy chỉ ra những điểm khiến bạn nhận thấy giữa bạn và đối tượng “tôi” có sự gặp gỡ, tương đồng. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96). Lời giải chi tiết: “Tôi” trong văn bản có thể được hiểu là chính tác giả, cũng có thể là một cá nhân nào đó của thế giới mạng. Những điều có thể nói về “tôi”: - “Tôi” là người đã nếm trải nhiều cung bậc cuộc sống mà thế giới mạng đưa lại, vì vậy, có cơ sở và thẩm quyền đưa ra những nhận định bao quát, trầm tĩnh về cõi mạng tuy ảo mà rất thật này. - “Tôi” có sự chủ động, tự tin khi đối diện với mọi điều phức tạp, xô bồ của thế giới mạng. - “Tôi” tham gia vào thế giới mạng để có cơ hội hiểu thêm chính mình cũng như cuộc đời nói chung. Để trả lời ý hỏi sau của câu 3, bạn cần thể hiện được thái độ tự xét mình một cách nghiêm túc. Có thể bạn không thấy sự gặp gỡ, tương đồng nào giữa mình và đối tượng “tôi”, nhưng dù sao, qua việc trả lời hai ý hỏi này cũng đã tạo cho bạn một cơ hội tự soi chiếu, điều chỉnh thái độ của mình khi gia nhập cộng đồng mạng. Câu 4 Theo bạn, điều gì đã làm nên nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thế giới mạng & tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 – 96). - Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này: - Dùng đại từ “ta” (một lần) và “bạn” (thường xuyên) để tạo sự gần gũi trong giao tiếp giữa người viết và người đọc. Với hai đại từ này, tác giả đã khách quan hoá đối tượng “tôi”, để “tôi” gần như hoà lẫn với người đọc, trong "tôi" có “bạn”, trong “bạn” có “tôi”. Người đọc cảm thấy mỗi lời nói đều hướng về mình, nói “câu chuyện” của chính mình, do vậy, dễ có được sự đồng cảm với chính tác giả trên vấn đề đang được bàn bạc. Ở cuối văn bản, đại từ “tôi” mới chính thức hiện diện, cất lên tiếng nói sau cùng của tác giả, thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa thế giới mạng với cuộc sống của mỗi cá nhân. - Giọng văn dí dỏm đã được sử dụng rất hợp lí, có tác dụng tạo nên không khí dân chủ cho cuộc đối thoại ngầm ẩn được triển khai trong văn bản (mỗi ý hay luận điểm được nêu lên đều kích thích sự kiểm nghiệm, xác nhận từ phía người đọc). Câu 5 Bạn nhận ra những đặc điểm quen thuộc gì của loại văn bản ta vẫn thường gặp trên mạng xã hội? (Lưu ý: Khi nêu đặc điểm, cần đưa ra các bằng chứng cụ thể). Phương pháp giải: Dựa vào trải nghiệm của bản thân. Lời giải chi tiết: Có thể nhận ra ở Thế giới mạng & tôi những đặc điểm quen thuộc của loại văn bản ta vẫn thường gặp trên mạng xã hội: - Văn bản có kết cấu khá tự do, việc gợi mở, triển khai và kết thúc vấn đề được thực hiện một cách tự nhiên, gây cảm giác người viết đang chuyện trò trực tiếp với người đọc (chính khả năng tương tác cao, nhạy bén của mạng xã hội tạo ra đặc điểm này). - Văn bản sử dụng nhiều kí hiệu và từ ngữ quen thuộc của loại văn bản trên mạng xã hội. Về kí hiệu, gạch chéo (/) được dùng để chỉ tương quan đồng đẳng giữa các đối tượng được liệt kê và mỗi đối tượng này có thể ứng với một trường hợp nào đó tuỳ người đọc lựa chọn khi liên hệ với bản thân mình. Về từ ngữ, có sự xuất hiện của nhiều tiếng lóng: “nhà” (tài khoản trên mạng của từng cá nhân),“sến như con hến” (thành ngữ mới, chỉ loại văn, lời nói hay kiểu biểu hiện tình cảm sướt mướt quá độ), “tinh tướng” (từ chỉ một kiểu ứng xử có phần “ghê gớm”, thái quá khiến xung quanh phải kiêng dè, nể sợ hoặc chán ghét). Bên cạnh đó là những từ trong tiếng Anh (được để nguyên dạng) chỉ các đối tượng hay hoạt động gắn liền voi internet: "status", "comment", "note", "entry".
Quảng cáo
|