Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thứcLàm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú” đến “vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 1 văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.77. Lời giải chi tiết: Bạn có thể tuỳ chọn một hình thức sơ đồ phù hợp, miễn sao sơ đồ đó thể hiện được logic triển khai của đoạn văn: Chứng kiến tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé → cảm phục → để ý đến vị trí của đồ vật → nhận ra bản chất của nghệ thuật → nhận ra phẩm chất cần có của người nghệ sĩ là sự đồng cảm. Câu 2 Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé? Phương pháp giải: Đọc lại đoạn 1 văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.77. Lời giải chi tiết: Qua cuộc tiếp xúc với chú bé, tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng: - Đồ vật cũng có linh hồn, cũng có cảm giác dễ chịu hay không dễ chịu trước các kiểu sắp đặt khác nhau của con người. Việc nhận thức được điều này rất có ý nghĩa trong sáng tác, bố cục tác phẩm hội hoạ, nhất là loại hội hoạ về đề tài tĩnh vật. Tương tự như vậy là ý nghĩa của bố cục trong một bài văn miêu tả. - Người nghệ sĩ dứt khoát phải “có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất”. Đồng cảm theo nghĩa thấy, nghe, cảm nhận, chia sẻ được với mọi đối tượng khác nhau. Câu 3 Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn 1 văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.77. - Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, có thể nói về ý nghĩa của sự đồng cảm như sau: - Đồng cảm giúp con người nhìn thấy được cái đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. - Đồng cảm giúp con người sống hoà đồng với thế giới, biết trận trọng tiếng nói riêng hay đời sống của vạn vật. Câu 4 Nêu suy đoán của bạn về những điều sẽ được tác giả tiếp tục triển khai sau đoạn văn ở trên. Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy? Phương pháp giải: Dựa vào trải nghiệm của bản thân để đưa ra suy đoán. Lời giải chi tiết: Ngay khi mới đọc đoạn văn trên, có thể suy đoán được phần nào những điều tác giả sẽ tiếp tục triển khai sau đó: - Đồng cảm là gì? Đồng cảm có biểu hiện thế nào? (Ngay ở đoạn này, từ “đồng cảm” đã được dùng tới bốn lần, có thể được xem như một phát hiện cơ bản của tác giả, đòi hỏi phải được bàn luận thấu đáo.) - Tác phẩm nghệ thuật cần được cấu trúc thế nào, nhấn mạnh vào điều gì để thể hiện được tấm lòng cảm thông với vạn vật? (Các cụm từ “Từ đó tôi quả thực...”; “Bấy giờ tôi mới sực nhận ra..” báo hiệu sự xuất hiện của một ý tưởng mới cần được phát triển trọn vẹn.) - Người nghệ sĩ cần có hoặc thể hiện được những phẩm chất gì để chứng tỏ “sứ mệnh” đặc thù của mình trong cuộc sống? (Tác giả bước đầu so sánh “người bình thường” với nghệ sĩ trên vấn đề “đồng cảm” – điều phải được bàn sâu hơn mới thực sự khiến vấn đề sáng tỏ.) Câu 5 Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn. Phương pháp giải: - Đọc đoạn 1 văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.77. - Chú ý các phương tiện liên kết giữa các ý, câu trong đoạn văn. Lời giải chi tiết: Các phương tiện liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn: - Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây. - Các cụm từ “từ đó”, “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn. - Các đại từ “chúng”, “đó”, “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng.
Quảng cáo
|