Giải Bài tập 5 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thứcNêu ấn tượng chung của bạn về đoạn văn. Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng tới. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23), đoạn từ “Hắn vừa đi vừa chửi” đến “không ai biết” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nêu ấn tượng chung của bạn về đoạn văn. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra ấn tượng chung về đoạn trích này. Lời giải chi tiết: Ấn tượng chung: Lột tả một cách sâu sắc số phận bất hạnh của Chí Phèo: bi kịch một con người sinh ra làm người nhưng bị tước mất quyền làm người. Đằng sau bi kịch ấy là một tâm trạng đau đớn quằn quại, uất ức và bế tắc của nhân vật. Câu 2 Câu 2 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng tới. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và xác định đối tượng của tiếng chửi và tác dụng. Lời giải chi tiết: - Đối tượng: đó là “trời”, “đời”, “làng Vũ Đại’, “ai không chửi nhau với hắn”, “người đẻ ra hắn”. - Việc đưa ra chi tiết mang ý nghĩa: bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ đang mong muốn được hòa nhập với mọi người. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Câu 3 Câu 3 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và người dân làng Vũ Đại. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra phản ứng của mọi người. Từ đó nhận xét về mối quan hệ. Lời giải chi tiết: - Dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai quan tâm và coi như không nói mình… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người của hắn dù là hình thức hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không ai đáp lại. → Mối quan hệ: Cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả. Câu 4 Câu 4 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn nên sơ đồ hóa như thế nào về mối quan hệ giữa ba yếu tố chính làm nên nội dung của đoạn văn: Chí Phèo, chửi và rượu? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích và liệt kê mối quan hệ, sắp xếp thành sơ đồ. Lời giải chi tiết: Câu 5 Câu 5 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Qua việc kết nối câu đầu với ba câu cuối đoạn văn, bạn rút ra được nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật, rộng ra là cách tổ chức câu chuyện thành truyện kể của nhà văn Nam Cao. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích nhận xét về cách giới thiệu nhân vật, cách tổ chức câu chuyện thành truyện kể. Lời giải chi tiết: Cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Nam Cao rất độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật khi bắt đầu đoạn văn mở đầu bằng tiếng chửi khi kết thúc đưa ra sự nghi vấn về bố mẹ của Chí Phèo, đó cũng chính là sự đáng thương của Chí dần dần mở ra lí do của những tiếng chửi mà không ai đáp lại.
Quảng cáo
|