Giải Bài tập 3 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức

Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn. Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.48 -53) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1

Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, xác định các sự kiện chính để tóm tắt.

Lời giải chi tiết:

Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm Nhỏ - một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Câu 2

Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1). 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chú ý phần tóm tắt ở câu 1 để nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sắp xếp trình tự các sự kiện theo thời gian trước sau có đan xen với sự hồi tưởng của nhân vật chính.

Câu 3

Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, đưa ra người kể chuyện và nhận xét về thái độ của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Người kể chuyện là tác giả.

- Tác giả bộc lộ thái độ về nhân vật Năm Nhỏ, một người cha hết lòng muốn tìm lại con.

Câu 4

Câu 4 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, đưa ra các điểm nhìn của câu chuyện và phân tích sự thay đổi điểm nhìn trong một đoạn cụ thể.

Lời giải chi tiết:

- Có hệ thống điểm nhìn linh hoạt.

- Ví dụ cụ thể:

“Y hệt, ông già Năm Nhỏ cũng có nhà mà không về được. Đã đau quá trời đất rồi, cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu,..”

→ Điểm nhìn thay đổi từ ông già Năm Nhỏ đến những người xung quanh khi nghi ngờ ông Năm Nhỏ giết con.

Câu 5

Câu 5 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Ở phần cuối truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chú ý đoạn cuối liên hệ với nội dung chính của đoạn trích để đưa ra suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Theo em đây không phải là một lời nói ngẫu nhiên thoáng qua. Mà nhằm thể hiện điều tác giả muốn gửi gắm về những con người mảnh đất này, họ quá nhân hậu, tốt bụng. Đây là điều đáng quý nhưng vào một số chuyện sẽ gây phiền hà, rắc rối cho người khác. 

Câu 6

Câu 6 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chú ý các từ ngữ địa phương được sử dụng để đưa ra nhận xét về nó.

Lời giải chi tiết:

Theo em sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực. Về tích cực sẽ giúp mang lại dấu ấn cho tác phẩm thể hiện rõ tình yêu về quê hương. Nhưng nó sẽ mang lại tiêu cực đó là số lượng tiếp cận sẽ thu hẹp vì nếu không được chú thích cụ thể thì người đọc ở nơi khác sẽ không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close