Giải Bài tập 5 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Cà Mau quê xứ trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 45-50) và trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Cà Mau quê xứ trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 45-50) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1

Câu 1 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Những câu nào trong phần đầu của văn bản được tác giả dùng để lí giải hành động “đi chơi” khi đến với Mũi Cà Mau? Bạn hiểu thế nào về những điều được tác giả giải thích?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra lí giải hành động khi đến với Mũi Cà Mau. Từ đó đưa ra cách hiểu cá nhân về điều tác giả giải thích. 

Lời giải chi tiết:

Ở phần đầu của văn bản, hành động “đi chơi” được tác giả lí giải: “Đi chơi, thực ra nói vậy cũng là để đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ tự bao giờ, đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng thuở xa lắc. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau”. -> Có thể hiểu những điều tác giả giải thích như sau: Đi chơi để “đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ” có nghĩa đi chơi để làm mới cảm xúc của mình; đi chơi để “đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tượng xa lắc” có nghĩa là đi chơi để các giác quan được tiếp xúc với những gì tươi mới của cuộc sống;“Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau. có nghĩa tác giả xác định từ đầu là đi chơi để khi đến với Cà Mau, tâm hồn được thoải mái, tự do, không bị thúc ép bởi mục đích cụ thể nào cả.

Câu 2

Câu 2 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Tác giả đã cảm nhận được điều gì về sự khác biệt giữa những trang văn viết về Mũi Cà Mau của các nhà văn, nhà thơ ngày trước như Nguyễn Tuân, Anh Đức Xuân Diệu với những trang văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hôm nay?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra sự khác biệt giữa những trang văn viết về Mũi cà Mau.

Lời giải chi tiết:

- Đến với Mũi Cà Mau, tác giả chợt nhớ đến một số nhà văn, nhà thơ ngày trước như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu. Dùng thuật ngữ của tin học, tác giả xem kí ức đó là những cái phai “nặng” và “chậm”, có nghĩa giờ đây đọc lại, người đọc dễ có cảm giác nặng nề, bởi đó là những trang viết về cuộc sống trong chiến tranh,“ngổn ngang xác giặc, hầm chông loang máu sình lầy, là những đoàn người tranh đấu, máu và nước mắt của bà má Năm Căn”,...

- Từ đó, tác giả liên hệ ngay đến Nguyễn Ngọc Tư, một trong những cây bút nổi tiếng của văn học đương đại, đang sống và viết ở mảnh đất Cà Mau. Dẫn ra một đoạn văn tươi tắn, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, có chút hài hước của “cô Tư, tác giả thú nhận: “Tới bây giờ tôi ưa những dòng này” hơn.

Câu 3

Câu 3 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả và người bạn đồng hành có cách biểu hiện cảm xúc đặc biệt như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra cách biểu hiện cảm xúc đặc biệt.

Lời giải chi tiết:

- Mũi Cà Mau là mảnh đất hấp dẫn, gợi lên cho du khách nhiều ấn tượng, Cảm xúc khác nhau. Đến đây, cách thể hiện nỗi xúc động của mỗi người cũng thật riêng biệt, độc đáo. Người thì ôm lấy cây cột mốc đánh dấu cực Nam của Tổ quốc. 

- Người lại ôm cây được – một loại cây gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Cà Mau. Có người lăn xuống bùn khóc vì sung sướng. Có người mang nắm đất hoặc chai nước biển về đặt lên giá sách hoặc tặng người thân.

- Tác giả và người bạn đồng hành lại có cách biểu lộ cảm xúc “nông nổi kì quặc” không giống bất cứ ai: lôi tập thơ còn thơm mùi mực của anh bạn để đốt và thả xuống biển, chỉ vì trong tập thơ ấy có một bài viết về vùng đất phương Nam – kết quả của sự tưởng tượng. Việc làm ấy giống như một nghi thức thiêng liêng. Khi rời Mũi Cà Mau, tác giả cảm thấy “mắt cay nhòe” vì xúc động.

Câu 4

Câu 4 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu một số chi tiết trong tác phẩm cho thấy những nét riêng của thiên nhiên và con người vùng đất Mũi Cà Mau đã được tác giả ghi lại.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để đưa ra một số chi tiết trong tác phẩm cho thấy nét riêng của thiên nhiên và con người.

Lời giải chi tiết:

- Trong tác phẩm, có những chi tiết được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của thiên nhiên và con người vùng đất Mũi Cà Mau.

- Các chi tiết về thiên nhiên: “những cây được đóng mình xuống phù sa vóc dáng trầm ngâm”; “bình minh và hoàng hôn của một ngày treo trên cùng một cây được”; “những trái được đeo trên cây như những hạt phù sa, đến một ngày cắm thẳng xuống phù sa, mọc lên những thân được mới”;...

- Các chi tiết về con người: Hai tiếng “quê xứ trong lời ăn tiếng nói của con người nơi đây gợi cảm giác xa lắc; những con người lao động bình dị ở ngôi nhà đầu tiên tính từ Mũi trở vào của vùng cực nam Tổ quốc.

Câu 5

Câu 5 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen được tác giả sử dụng ở những câu sau:

“Nhà em ở Ngã Năm Sóc Trăng, xứ ấy qua đây mất gần một buổi đờ” – cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ, chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt. “Tui từ xứ Bạc Liêu qua” – ông lão xe lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên. “Em đi lấy chồng, về nơi xứ xa” – lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ chêm xen để nêu tác dụng sử dụng.

Lời giải chi tiết:

- Trong cả ba câu văn, tác giả đều sử dụng biện pháp tu từ chêm xen. Thành phần chêm xen ở cả ba câu đều có vị trí giống nhau: được đặt ở cuối câu, nằm sau dấu gạch ngang.

- Tác dụng của thành phần chêm xen: nêu và giải thích rõ hơn về chủ thể của câu nói được dẫn (nằm trong dấu ngoặc kép, đặt ở đầu câu). Đặc biệt, việc lặp cấu trúc thành phần chêm xen ở các câu đã góp phần tạo nên giọng điệu riêng, có màu sắc nghệ thuật, thể hiện nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ của người viết.

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close