Giải Bài tập 4 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcĐọc lại văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 41 - 44) và trả lời các câu hỏi: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ..." trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 41 - 44) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Căn cứ vào những thông tin liên quan đến văn bản được SGK cung cấp, hãy cho biết, những yếu tố khách quan nào cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra yếu tố khách quan cần thiết cho việc viết kí được tác giả sử dụng. Lời giải chi tiết: * Qua những thông tin được SGK cung cấp, có thể nhận thấy một số yếu tố khách quan cần thiết cho việc viết kí đã được tác giả sử dụng để tạo nên văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ...” - Từ thời thơ ấu, có một người tên là Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) đã trải nghiệm sự tàn khốc của chiến tranh (cụ thể ở đây là Chiến tranh thế giới lần thứ hai). - Người có trải nghiệm đó đã kể lại kí ức hãi hùng của mình cho nhà văn Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích (Svetlana Alexievich) nghe. - Với những nhân vật, sự kiện thu thập được qua nghe kể, bằng cảm hứng của mình, nhà văn đã sắp xếp, tái tạo để kể lại câu chuyện có tính nghệ thuật. Câu 2 Câu 2 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Theo bạn, yếu tố hư cấu có được thể hiện trong văn bản không? Nếu có, nó được thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản để chỉ ra yếu tố hư cấu được thể hiện. Lời giải chi tiết: Tính hư cấu thể hiện ở chỗ: các sự kiện được tái hiện thông qua sự sắp xếp của người viết; ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản mang những đặc điểm của ngôn ngữ viết (sản phẩm của nhà văn) chứ không phải là ngôn ngữ nói. Câu 3 Câu 3 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Phân biệt thời gian diễn ra các sự kiện được kể và thời gian nhân chứng kể cho nhà văn về các sự kiện đó. Đối với người đọc, sự phân biệt về thời gian như vậy có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản để phân biệt thời gian diễn ra các sự kiện được kể và thời gian nhân chứng. Từ đó rút ra nhận xét về ý nghĩa. Lời giải chi tiết: - Trong tác phẩm có thời gian diễn ra các sự kiện và thời gian kể lại những sự kiện đó. Thời gian diễn ra các sự kiện là thời gian quá khứ, lúc bấy giờ, nhân vật “tôi” mới chỉ là đứa bé tám tuổi. Nhưng khi kể lại câu chuyện cho nhà văn nghe (thời gian hiện tại), đứa bé đã trở thành một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi. - Sự phân biệt thời gian đó giúp người đọc không chỉ hiểu được tính xác thực của sự kiện, mà còn thấy được cách thức sáng tạo tác phẩm. Câu 4 Câu 4 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Sự tàn khốc của chiến tranh được thể hiện như thế nào trong văn bản? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn văn bản để chỉ ra sự tàn khốc của chiến tranh. Lời giải chi tiết: Chiến tranh được tái hiện qua kí ức hãi hùng của một con người, dù thời gian xảy ra những đau thương, mất mát đã cách xa bốn mươi ba năm (khi chiến tranh diễn ra, Din-na Cô-si-ắc mới tám tuổi, lúc kể lại cho nhà văn, nhân vật đã năm mươi mốt tuổi). Một số sự kiện nổi bật thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh mà nhân vật từng chứng kiến, nếm trải: Những đứa bé mới vào lớp Một đã phải lia xa gia đình đi sơ tán; trên đường đi chứng kiến cảnh nhà cửa cháy rụi, con người. chết chóc, tang thương; phải chịu sự giày vò khủng khiếp của những cơn đói, phải ăn cả chối cây, cỏ dại để cầm hơi qua ngày; bao nhiêu đứa trẻ mất cha, mất mẹ, suốt đời khao khát tình cảm của người thân. Câu 5 Câu 5 (trang 12, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): “Ban đêm chúng tôi khóc rên. Gọi ba gọi mẹ" Theo bạn, vì sao câu "Gọi ba gọi mẹ” không có chủ ngữ nhưng vẫn không phải là một câu sai ngữ pháp? Phương pháp giải: Gợi nhớ lại kiến thức về cấu trúc ngữ pháp câu để chỉ ra lỗi sai ngữ pháp Lời giải chi tiết: Trong hai câu: “Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ”, câu “Gọi ba gọi mẹ” là câu không có chủ ngữ. Tuy nhiên, nhờ quan hệ với câu trước đó mà câu này không sai về ngữ pháp. Người đọc sẽ hiểu “chúng tôi” ở câu trước cũng chính là chủ thể của hành động “gọi ba gọi mẹ” ở câu sau.
Quảng cáo
|