Giải Bài tập 4 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.122 - 124) và trả lời các câu hỏi

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.122 - 124) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1

Câu 1 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại cả văn bản, chú ý vào nhan đề để xác định được người kể chuyện và nhận xét về việc triển khai câu chuyện. 

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nhan đề văn bản và lời tự xưng “em” chúng ta xác định được người kể chuyện là người trong cuộc - một trong hai nhân vật chính của truyện thơ. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. 

Câu 2

Câu 2 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới. Người kể chuyện đã bày tỏ thái độ gì đối với họ? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bài thơ, xác định đối tượng người kể chuyện muốn hướng tới. Thái độ với đối tượng đó như thế nào và đưa ra nhận xét bản thân về thái độ đó. 

Lời giải chi tiết:

- Đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới là những người còn sống để họ rút ra bài học. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, người kể chuyện như lời nhắn nhủ, mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chọi số phận bất hạnh như nàng Ờm và chàng Bồng Hương. 

- Chúng ta phải hiểu, người kể chuyện ở đây từng là nạn nhân của những sự cấm đoán từ phía người trực tiếp nghe câu chuyện lúc này. Chính vì vậy, người kể chuyện mới thấu hiểu và mong muốn những đôi lứa khác được hạnh phúc, không phải rơi vào kết cục như bản thân.

Câu 3

Câu 3 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Việc người kể chuyện kể khá chi tiết về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc ở thế giới bên kia ngầm chứa thông điệp gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thông điệp đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn văn bản đưa ra nhận xét về thông điệp đưa ra và suy nghĩ của bản thân về thông điệp. 

Lời giải chi tiết:

Thái độ của người kể chuyện đối với cuộc sống hiện tại của mình ở thế giới bên kia là một thái độ hài lòng, thể hiện cảm giác hạnh phúc. Từ đây, có thể nhận ra thông điệp ngầm ấn trong lời kể; con người luôn có nhu cầu được yêu, được sống hạnh phúc với người mình yêu và đó là nhu cầu chính đáng, cần được ủng hộ. 

Câu 4

Câu 4 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hiện tượng nhiều địa danh xuất hiện trong văn bản cho biết điều gì về mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hóa mà từ đó các truyện thơ dân gian này nảy sinh và phát triển? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn văn bản để xác định các địa danh xuất hiện từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ. 

Lời giải chi tiết:

Theo cước chú ở tr. 122 của SGK Ngữ văn 11, tập một, có thể thấy đó là những địa danh có thực. Từ đây, có thể thấy, giữa các truyện thơ dân gian (nói chung) với môi trường sống, môi trường văn hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các truyện thơ dân gian sinh ra và phát triển dựa trên những gì có sẵn, những gì gần gũi với người dân, từ nơi sinh ra, địa điểm đến văn hóa. Tất cả những thứ đó làm nên bài thơ dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa của con người nơi đó. 

Câu 5

Câu 5 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại cả văn bản để đưa ra đánh giá về nghệ thuật và nội dung. 

Lời giải chi tiết:

- Giá trị nội dung

+ Nội dung tác phẩm chủ yếu phản ánh sự hủ bại của chế độ xã hội cũ. Đó là sự bóc lột và áp bức quyền con người. Tuy nhiên, đâu đó ta cũng thấy được sự phản kháng mạnh mẽ của những người dân. 

- Giá trị nghệ thuật

+ Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ chứa những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm dân tộc dân gian. 

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close