Giải Bài tập 2 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thứcĐọc đoạn trích sau trong bi kịch Hăm-lét (cảnh 2, hồi II) và trả lời các câu hỏi: (Đọc đoạn trích trong SBT Ngữ văn 11 KNTT trang 24 -26 Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc đoạn trích sau trong bi kịch Hăm-lét (cảnh 2, hồi II) và trả lời các câu hỏi: (Đọc đoạn trích trong SBT Ngữ văn 11 KNTT trang 24 -26) Câu 1 Câu 1 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Hăm-lét có đồng tình với lời nhận xét “thế gian đã trở nên lương thiện cả” của Rô-den-cran không? Hăm-lét thấy thế gian hiện tại đang chuyển hoá theo hướng nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích để đưa ra ý kiến của Hăm-lét và nhận xét về cách nhìn thế gian hiện tại đang chuyển hóa. Lời giải chi tiết: Hăm-lét hoàn toàn phản đối lời tuyên bố “thế gian đã trở nên lương thiện cả của Rô-den-cran. Đối với chàng, thế gian hiện tại đang chuyển hoá tới “ngày tận thế”. Khi nói điều này, Hăm-lét mặc nhiên xem nhận xét của Rô-den-cran là giả dối. Câu 2 Câu 2 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Vì sao Hăm-lét xem Đan Mạch là “chốn ngục thất”? Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn đóng vai trò gì trong ngục thất đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích để giải thích lí do Hăm-lét xem Đan Mạch là “chốn ngục thất”. Từ đó nhận xét về hai nhân vật đóng vai trò gì. Lời giải chi tiết: - Hăm-lét xem Đan Mạch là “chốn ngục thất” bởi chàng chỉ thấy ở đó gông cùm, hầm tối và sự lên ngôi của cái giả trá được che đậy một cách sơ sài hoặc không cần che đậy. Trong ngục thất đó, sự hiện diện của Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn đã làm cho không khí giả trả thêm ngột ngạt, nặng nề. - Có thể nói, hai con người này vừa là kẻ săn người lương thiện để tống vào ngục thất, vừa là hiện thân của chính cái ngục thất khiến Hăm-lét thấy ghê tởm. Câu 3 Câu 3 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Thái độ của Hăm-lét về thực tại mâu thuẫn với lí tưởng cao đẹp về con người của nhân vật thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích để nhận xét về sự mâu thuẫn trong thái độ của Hăm-lét. Lời giải chi tiết: Có thể nhận thấy một sự mâu thuẫn rõ rệt trong cảm nhận và suy tư của Hăm-lét: Lẽ ra, một khi đã yêu quý con người, xem con người như một hiện tượng “kì diệu”, “cao quý”, “đáng kính”, “thần tiên”, “kiểu mẫu” thì chàng cũng phải yêu mỗi trường xã hội đã làm nên con người với những phẩm chất tuyệt vời ấy, nhưng thực tế thì chàng hoàn toàn bất mãn, bất bình với môi trường xã hội đang bày ra trước mắt mình. Chàng chỉ nhìn thấy thực tại như “mỏm đất khô cằn” và là nơi “hội tụ những xú khí dơ dáy". Tuy nhiên, nhìn sâu vào thực chất vấn đề, người đọc lại thấy cái ngỡ là mâu thuẫn kia thực ra không có gì trái khoáy: Chàng mong muốn thấy một thực tại khác, tương thích với phẩm giá, lương tri đẹp đẽ của con người chứ không phải cái thực tại đang có. Chính thực tại đang có ấy đang tiêu diệt con người lí tưởng. Câu 4 Câu 4 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Câu nói “Chính mơ mộng cũng chỉ là hình bóng” cho thấy sự ý thức của Hăm-lét về những lí tưởng cao đẹp của mình trong thực tại như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn trích để nhận xét về ý thức của Hăm-lét trong thực tại. Lời giải chi tiết: Chúng ta có thể thấy Hăm-lét là một con người phức tạp, không ngừng suy tư, tra vấn bản thân. Chàng hiểu rõ mình đang nghĩ gì và chàng tự đánh giá được điều bản thân đang nghĩ. Khi khẳng định rằng “Chính mơ mộng cũng chỉ là hình bóng” là lúc chàng nhận thấy tính chất ảo tưởng của những gì chàng đang theo đuổi - theo đuổi lí tưởng cao đẹp trong khi phải đối diện với một thực tại phũ phàng luôn sẵn sàng dập tắt, bóp chết lí tưởng ấy. Câu 5 Câu 5 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nêu cảm nghĩ của bạn về việc Hăm-lét coi những lí tưởng cao đẹp về con người của mình chỉ còn là ảo tưởng. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ đoạn trích để đưa ra cảm nghĩ của bản thân về suy nghĩ của Hăm-lét. Lời giải chi tiết: Việc Hăm-lét coi những lí tưởng cao đẹp về con người của mình chỉ còn là ảo tưởng cho thấy chàng đơn. độc trong thời đại đảo điên và có lúc chàng đã dao động, muốn thỏa hiệp để “sống, hiểu theo nghĩa là cam chịu, chấp nhận. Tất nhiên, đây chỉ là sự dao động nhất thời, bởi như ta biết, cuối cùng, chàng đã quyết tâm hành động. Điều này cho thấy chàng vẫn giữ vững lòng tin vào lí tưởng cao đẹp về con người. Câu 6 Câu 6 (trang 26, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Tìm trong đoạn trích những lời thoại có khuynh hướng độc thoại hoá và phân tích tính bi kịch của chúng. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ đoạn trích để tìm ra lời thoại có khuynh hướng độc thoại hóa và phân tích tính bi kịch trong đó. Lời giải chi tiết: * Lời thoại - “Một ngục thất rất tốt, trong đó có biết bao nhiêu là gông cùm, hầm giam và ngục tối; mà Đan Mạch là cái ngục thất đáng ghê tởm nhất.” -“Trời hỡi, ta có thể bị giam hãm trong chiếc vỏ hạt dẻ mà vẫn tự coi mình là một ông vua của bầu trời bao la vô tận, nếu nằm trong đó ta không bị những cơn ác mộng ám ảnh!” - “Kì diệu thay là con người! Con người cao quý làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu! Hình dung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao! Trong hành động thật như thần tiên, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài! Ấy thế mà đối với tôi, tính chất của cát bụi kia là cái gì? Đàn ông chẳng làm cho tôi vui được”. → Những lời thoại có xu hướng độc thoại hoá như trên thể hiện rất rõ tính chất bi kịch của nhân vật và tình thế bi kịch mà nhân vật lâm vào. Đúng như Hăm-lét đã nói, với những người như Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn, “quả tình tôi chẳng thể nói cho ra lẽ được”. Rõ ràng, Hăm-lét phải một mình đương đầu với chính mình, và tiếp đó là với cả một xã hội giả trá. Điều này cũng phản ánh tương quan chênh lệch giữa hai “lực lượng": lí tưởng cao đẹp về con người và các thế lực muốn huỷ diệt lí tưởng ấy.
Quảng cáo
|