Giải Bài tập 2 trang 10,11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau: Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi bài tập 2 SBT trang 10,11 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1 Đọc bài thơ Tiếng vecủa Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi: Tiếng ve bùng lên Cồn cào như lửa Tiếng ve màu đỏ Cháy trong vòm cây
[...] Tiếng ve thức giấc Long lanh ánh ngày Tiếng ve tỏa chậm Mùi hoa ngất say Tiếng ve loáng thoáng Đuôi sóc chuyền cây Tiếng ve dai dẳng Cưa ngang rừng dày
Tiếng ve xanh ngát Trầm ngâm mây bay Tiếng ve lóa mắt Trảng tranh nắng đầy
Tiếng ve trên cao Oà như thác đổ Tiếng ve len loi Suối chảy một mình
Giai điệu thành hình Qua từng ấm sắc
Tiếng ve nín bặt Trái tim tiếp lời Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kẻ bảng vào vở và điền thông tin về bài thơ Tiếng ve theo mẫu sau:
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ “Tiếng ve” trong SGK, sau đó hoàn thành bảng cho sẵn trong SBT Lời giải chi tiết: Câu 2 Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm gì? Phương pháp giải: Đọc bài thơ và tìm ra những đặc điểm về tiếng ve được tác giả miêu tả trong tác phẩm Lời giải chi tiết: Tiếng ve được miêu tả ở rất nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu, tiếng ve bùng lên mạnh mẽ như lửa cháy trong vòm cây; sau đó tiếng ve được miêu tả ở cả một tiến trình: thức giấc, tỏa chậm, loáng thoáng, dai dẳng, xanh ngát, lóa mắt, tiếng ve trên cao như thác đổ, tiếng ve len lỏi vào cả suối xa, tiếng ve nín bặt. Câu 3 Em hãy nêu một số biện pháp tu từ được dùng để miêu tả tiếng ve và tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Phương pháp giải: Phát hiện trong bài thơ những BPTT được tác giả sử dụng và nêu tác dụng của những BPTT ấy Lời giải chi tiết: + Biện pháp điệp ngữ: “tiếng ve” Tác dụng: nhấn mạnh đến âm thanh của tiếng ve mạnh mẽ, vang xa, làm xao động cả rừng già. + Biện pháp so sánh: tiếng ve bùng lên – lửa; tiếng ve trên cao – thác đổ Tác dụng: cho thấy sức sống mạnh mẽ của tiếng xe và khả năng lan tỏa của âm thanh tiếng ve trong khắp khu rừng. + Biện pháp nhân hóa: tiếng ve thức giấc, tiếng ve tỏa chậm, tiếng ve loáng thoáng, tiếng ve dai dẳng, tiếng ve lóa mắt, tiếng ve len lỏi, tiếng ve nín bặt Tác dụng: làm cho âm thanh của tiếng ve trở nên sinh động hơn, có cường độ, có sự tăng giảm liên tục như cảm xúc của con người. Câu 4 Qua cách miêu tả tiếng ve, em cảm nhận như thế nào về người lính trong bài thơ Phương pháp giải: Trình bày cảm nhận của bản thân về người lính trong bài thơ Lời giải chi tiết: Qua cách miêu tả tiếng ve, em có thể cảm nhận được người lính là một người yêu thiên nhiên, có khả năng quan sát thiên nhiên rất tinh tế, biết lắng nghe từng biến chuyển của cảnh vật, âm thanh. Đó chính là minh chứng cho một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, có trí tưởng tượng phong phú và khát khao được hòa nhập với thiên nhiên, đất nước của người lính. Câu 5 Hãy tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Tiếng ve thức giấc Long lanh ánh ngày Tiếng ve tỏa chậm Mùi hoa ngất say Tiếng ve loáng thoáng Đuôi sóc chuyền cây Tiếng ve dai dẳng Cưa ngang rừng dày Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ, tìm từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đó và chỉ ra tác dụng của từ láy đó Lời giải chi tiết: + Từ láy: long lanh, loáng thoáng, dai dẳng Tác dụng: Các từ láy đã diễn tả chính xác cung bậc của tiếng ve: Khi thì tiếng ve gọi vạn vật bừng tỉnh trong nắng sớm (long lanh), khi thì thưa thớt lúc có lúc không (loáng thoáng), khi lại kéo dài miên man không dứt (dai dẳng).
Quảng cáo
|