Giải Bài tập 1 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc bài thơ Cây mận của Béc-tôn Brếch (Bertolt Brecht) và thực hiện các yêu cầu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc bài thơ Cây mận của Béc-tôn Brếch (Bertolt Brecht) và thực hiện các yêu cầu

Câu 1

Thể thơ được người dịch dùng để chuyển ngữ bài tho của Béc-tôn Brếch là thể thơ gì? Hãy nêu tên một số bài thơ em đã đọc được viết bằng thể thơ tương tự.

Phương pháp giải:

Xác định thể thơ của văn bản. Tìm một số tác phẩm tương tự cũng được viết theo thể thơ đó. 

Lời giải chi tiết:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ.

+ Một số bài thơ 4 chữ tương tự là: Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa),...

Câu 2

Cây mận nhỏ có cảnh ngộ như thế nào và đã bị đối xử ra sao? Nêu những chi tiết có thể cho biết điều này.

Phương pháp giải:

Chỉ ra cảnh ngộ của cây mận nhỏ trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

+ Cây mận nhỏ có cảnh ngộ vô cùng đáng thương, bị quên lãng trong vườn rào, không có người chăm sóc, quan tâm

+ Những chi tiết chứng minh cho điều đó: Mận không có quả, đứng trong hàng rào, mặt trời không tới, cây buồn biết bao, mận chưa có quả, nên chả ai tin

Câu 3

Sự đồng cảm của nhà thơ đối với cây mận đã được bộc lộ như thế nào? Hãy tìm trong bản dịch những căn cứ cho phép em nên nhận xét như vậy

Phương pháp giải:

Chỉ ra sự đồng cảm của nhà thơ với cây mận. Tìm những chi tiết trong văn bản chứng minh cho nhận định của bản thân về điều đó.

Lời giải chi tiết:

+ Nhà thơ đồng cảm với số phận nhỏ bé, bị lãng quên, không người chăm sóc của cây mận nhỏ.

+ Chi tiết trong bài chứng minh cho điều đó: Nó mong lớn lắm, nhưng lớn làm sao; Đúng là mận đấy, sờ lá mà xem.

Câu 4

Theo em, khi đọc bài thơ, độc giả có thể nghĩ tới những điều gì khác ngoài câu chuyện về cây mận?

Phương pháp giải:

Chỉ ra những điều khác mà độc giả có thể nghĩ tới ngoài chuyện cây mận.

Lời giải chi tiết:

Ngoài chuyện cây mận, độc giả còn có thể nghĩ tới sự thờ ơ, vô cảm của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề về những con người không có sự đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của người khác.

Câu 5

Nêu nhận xét của em về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng trong thơ trữ tình và hình tượng trong thơ ngụ ngôn qua việc kết nối bài thơ Cây mận với những truyện ngụ ngôn đã được học ở bài 6

Phương pháp giải:

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng thơ trữ tình và hình tượng thơ ngụ ngôn.

Lời giải chi tiết:

+ Điểm tương đồng: Hình tượng thơ trữ tình và hình tượng thơ ngụ ngôn là đều dựa vào những hình ảnh thơ để mang đến cho con người những bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời.

+ Điểm khác biệt: Hình tượng thơ trữ tình có thể là con người, loài vật, cây cối,...Còn hình tượng thơ ngụ ngôn chủ yếu là những con vật, mượn chuyện của vật để nói về chuyện của con người.

Câu 6

Dựa vào những gợi mở từ bài thơ, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nói về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn 5 – 10 câu về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Đồng cảm là điều rất cần thiết với con người trong cuộc sống. Đồng cảm là sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia với câu chuyện của người khác. Đồng cảm sẽ giúp cho con người thấu hiểu nhau hơn, biết quan tâm, lo lắng cho nhau nhiều hơn. Không những vậy, đồng cảm còn khơi gợi được hành động tử tế và sự lương thiện của con người. Bằng sự đồng cảm, chúng ta có thể giúp đỡ những người xung quanh mình khi nhìn thấy họ gặp khó khăn. Hoặc chúng ta có thể chỉ đơn giản là lắng nghe tâm sự của những người xung quanh mình để họ cảm thấy họ được lắng nghe, được chia sẻ. Chỉ với những hành động giản đơn ấy thôi nhưng nó lại giúp cho chúng ta biết quan tâm và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Từ đó, sợi dây liên kết giữa người với người cũng được thắt chặt hơn. Đó chính là sức mạnh lớn lao của sự đồng cảm trong cuộc sống

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close