Giải Bài tập 1 trang 3 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcĐọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Du trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11, tập hai (tr. 6 – 13) để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Du trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11, tập hai (tr. 6 – 13) để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Câu 1 (trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu các yếu tố làm nên đặc điểm con người và hình thành cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, đưa ra các yếu tố làm nên đặc điểm và hình thành cảm hứng sáng tác của tác giả Nguyễn Du. Lời giải chi tiết: - Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du. - Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống. - Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. → Mối liên hệ giữa bối cảnh thời đại, cuộc đời thăng trầm với vốn sống phong phú, sự thấu hiểu con người và cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du. Các tác phẩm của ông đề cao giá trị nhân văn con người, lên án và tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Câu 2 Câu 2 (trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Kẻ bảng vào vở theo gợi ý dưới đây và điền thông tin phù hợp. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để điền các thông tin phù hợp. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung bạn cho là đặc sắc. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để đưa ra những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Từ đó thuyết minh về một nội dung bạn cho đặc sắc. Lời giải chi tiết: Truyện Kiều chứa đựng tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo. Tư tưởng đó trước hết được thể hiện quá cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du thuộc số ít tác giả thời trung đại quan tâm, trân trọng con người một cách toàn diện - cả tâm hồn và thể xác. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện thái độ phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người. Câu 4 Câu 4 (trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Dựa vào văn bản Tác gia Nguyễn Du, hãy chỉ ra những sáng tạo của tác giả Truyện Kiều trong cách tổ chức cốt truyện. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản, hãy chỉ ra những sáng tạo trong cách tổ chức cốt truyện Truyện Kiều. Lời giải chi tiết: - Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán. - Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia ly – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn). - Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất. Câu 5 Câu 5 (trang 3, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu gì ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để đưa ra những thành tựu ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Lời giải chi tiết: - Nguyễn Du gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện. Song tính cách của hầu hết các nhân vật đều được thay đổi, phù hợp với chủ đề mới, với bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc. - Sự biến đổi của nhân vật trung tâm tất nhiên dẫn đến sự đổi thay của nhiều nhân vật khác: Kim Trọng, Thúy Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư,... Họ đều hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Du với những diện mạo mới, tính cách mới. Trong Kim Vân Kiều truyện, các nhân vật này ít có đời sống nội Lâm và gắn như không có bi kịch nhưng ở Truyện Kiều, mỗi người đều có nỗi đau riêng. - Các nhân vật trong Truyện Kiều được khắc họa một cách chân thực, sinh động, từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,... đến diễn biến nội tâm, Nguyễn Du đã cá thể hoá ngoại hình của nhiều nhân vật sử dụng rất thành công các chi tiết bề ngoài để khắc họa tính cách (Thuý Kiều, Thuý Vân, Tú Bà, Mã Giám Sinh,..). Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh chân thực nguồn gốc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng. Nhiều đoạn ngôn ngữ đối thoại có khả năng bộc lộ những biển động tinh tế, phức tạp trong tâm hồn nhân vật.
Quảng cáo
|