Giải Bài tập 2 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 14 – 15), đoạn thơ từ câu 711 đến câu 734 và trả lời các câu hỏi

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 14 – 15), đoạn thơ từ câu 711 đến câu 734 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét sau đây về các hình thức ngôn ngữ xuất hiện trong đoạn thơ đúng hay sai:“Trong đoạn thơ có lời người kể chuyện, lời thoại của Thuý Kiều và lời thoại của Thuý Vân”?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhận xét để đưa ra nhận xét về hình thức ngôn ngữ là đúng hay sai.

Lời giải chi tiết:

Đây là nhận xét đúng

Câu 2

Câu 2 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét nào đúng với nội dung hàm chứa trong lời “hỏi han” của Thuý Vân dành cho Thuý Kiều?

A. Thuý Vân hồn nhiên, vô tâm, không để ý đến tâm trạng của Thuý Kiều. 

B. Thuý Vân băn khoăn, không biết Thuý Kiều than khóc vì điều gì.

C. Thuý Vân hiểu được nguyên nhân khiến Thuý Kiều thao thức, đau khổ. 

D. Lời “hỏi han” cho thấy Thuý Vân không đồng tình với việc Thuý Kiều than khóc một mình giữa đêm khuya.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích để chọn ra nhận xét với nội dung hàm chứa trong lời hỏi han.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C - Thuý Vân hiểu được nguyên nhân khiến Thuý Kiều thao thức, đau khổ.  

Câu 3

Câu 3 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Điều gì thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích để đưa ra điều thôi thúc nhân vật Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân.

Lời giải chi tiết:

Điều thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân được thể hiện trong những lời nàng nhờ cậy, thuyết phục em: “Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!”, “Hiếu tinh khó lẽ hai bề vẹn hai", Xót tình máu mủ thay lời nước non.... Đó là tình yêu mãnh liệt, sâu sắc mà Thuý Kiều dành cho Kim Trọng. Vì cứu cha, nàng đành phụ lời thề nguyền sâu nặng, thiêng liêng nên muốn cậy nhờ em “thay lời nước non” đền đáp ân tình chàng Kim.

Câu 4

Câu 4 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Vì sao khi nói lời trao duyên, Thuý Kiều lại lựa chọn “vị thế” của người chịu ơn? Điều đó thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Thuý Kiều?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích để đưa ra lí do của lời trao duyên. Từ đó nhận xét nét tính cách của nhân vật Thúy Kiều.

Lời giải chi tiết:

Khi nói lời trao duyên cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã lựa chọn vị thế của người chịu ơn vì nàng hiểu và trân trọng, biết ơn em. Thuý Vân xinh đẹp, đoan trang và có quyền được yêu, được lựa chọn hạnh phúc của riêng mình (“Ngày xuân em hãy còn dài”) nên chấp nhận “Keo loan chắp mối tơ thừa” cũng là một sự hi sinh... Sự thấu hiểu và lòng biết ơn ấy thể hiện nhiều nét tính cách đẹp ở Thuý Kiều; tinh tế, sâu sắc, vị tha,...

Câu 5

Câu 5 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời trao duyên đã thể hiện trạng thái tâm lí nào của nhân vật Thuý Kiều? Chỉ ra những biểu hiện của trạng thái tâm lí đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để đưa ra trạng thái tâm lí của nhân vật Thúy Kiều. Từ đó đưa ra những biểu hiện của trạng thái đó.

Lời giải chi tiết:

- Lời nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân cho thấy Thuý Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt, tự chủ.

- Trạng thái tâm lí đó được thể hiện qua lời nói, cách nói. Lời lẽ của Thuý Kiều vừa tinh tế, chặt chẽ vừa chân thành, tha thiết, hợp lí hợp tình.

+ Chẳng hạn, để thuyết phục Thuý Vân, Thuý Kiều đã kể về tình cảm gắn bó sâu nặng với Kim Trọng - lời kể ngắn gọn mà vẫn tái hiện được cả quá trình gặp gỡ - đính ước thề nguyền. Nàng nhắc lại cơn gia biến và hoàn cảnh éo le, đau khổ “Hiếu tình khó lẽ hai bề vẹn hai” khiến mình phải phụ bạc lời thề thiêng liêng.

+ Từ đó, Thuý Kiều khẩn cầu em hãy vì tình máu mủ, ruột thịt mà chấp nhận lời trao duyên để nàng có thể an lòng “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Câu 6

Câu 6 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả trong đoạn thơ. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để phân tích về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích "Trao Duyên" (Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du, ta thấy một sự xây dựng ngôn ngữ nhân vật rất tinh tế và sắc sảo. Tác giả đã khéo léo sử dụng các yếu tố ngôn ngữ để phản ánh tâm trạng và tính cách của các nhân vật.

- Ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích này phản ánh sự bi ai, đau khổ và sự trăn trở trong tâm hồn của Thúy Kiều. Tác giả sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, tràn đầy cảm xúc để miêu tả tình trạng của nhân vật. Ví dụ, những câu từ như "địa ngục," "kiếp người khổ cảnh," "hận trời, hận đất" tạo ra một sự sắc bén, thể hiện tâm trạng uất ức và đau khổ của nhân vật.

- Đồng thời, tác giả cũng sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh và ẩn dụ để làm giàu cho ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ, "Như ngọn nến trước gió lung lay, như trăng tanh trước mây héo hon" là một so sánh tả cảnh thể hiện tình trạng tâm hồn của Thúy Kiều, càng làm nổi bật sự khắc nghiệt và đau đớn trong cuộc sống của nhân vật.

- Từng đoạn trong "Trao Duyên" thể hiện sự tỉ mỉ của tác giả trong việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ trong trích đoạn này là một phần quan trọng trong việc tái hiện tâm trạng, tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. 

Câu 7

Câu 7 (trang 4, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về từ Hán Việt để nhận xét về cách sử dụng.

Lời giải chi tiết:

- Các từ Hán Việt được sử dụng để Thúy Kiều giãi bày về cảnh ngộ:

+ “Tương tư”: là nhớ nhung người khác một cách mòn mỏi, day dứt, bồn chồn hay có tâm trạng lo lắng không yên, đam mê kéo dài tuyệt vọng đối với người đó. 

+ “Keo loan”: keo được làm từ huyết của con chim loan. 

+ “Mối tơ thừa”: Kiều hiểu, với nàng thì mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng với Vân đó chỉ là mối duyên thừa, mối duyên chắp vá.

→ Kiều hiểu sự thiệt thòi của em.

→ Những từ Hán Việt được dùng trong câu thơ thể hiện vốn hiểu biết rộng, sự sàng lọc kỹ lưỡng của Nguyễn Du về ngôn từ. Qua các từ ngữ Hán Việt, Thúy Kiều thể hiện được sự trân trọng, nâng niu mối tính của mình với Kim Trọng, và nỗi đau khi phải lìa bỏ và trao cho người khác. 

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close