Giải Bài tập 1 trang 29 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Thuỷ tiên tháng Một trong SGK (tr. 78 – 81) và trả lời các câu hỏi: Khi viết Thuỷ tiên tháng Một, một mục tiêu được tác giả đặt ra là đính chính cách gọi tên của nhiều người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Thuỷ tiên tháng Một trong SGK (tr. 78 – 81) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Khi viết Thuỷ tiên tháng Một, một mục tiêu được tác giả đặt ra là đính chính cách gọi tên của nhiều người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Theo em, vì sao tác giả lại đặc biệt quan tâm vấn đề này?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản “Thủy tiên tháng Một” và lí giải vì sao tác giả lại quan tâm đến cách gọi tên của nhiều người với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

Tác giả quan tâm đến cách gọi tên của nhiều người với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất vì mỗi cách gọi tên khác nhau lại cho thấy mức độ nhận thức khác nhau của mỗi người về hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất đang diễn ra hàng ngày.

Câu 2

Tìm trong văn bản những căn cứ cho phép tác giả nêu nhận định sau đây: “Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.”.

Phương pháp giải:

Tìm trong văn bản căn cứ để tác giả đưa ra nhận định: “Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.”

Lời giải chi tiết:

Căn cứ để tác giả đưa ra nhận định: “Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.” là:

+ Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều

+ Khi thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất cũng sẽ làm thay đổi hướng gió và tình hình gió mùa

+ Trái đất nóng lên, tốc độ bay hơi nước thay đổi, làm xuất hiện những trận mưa bão lớn ở nơi này, hạn hán ở nơi khác.

Câu 3

Theo em, điều gì đã khiến văn bản Thuỷ tiên tháng Một cuốn hút được người đọc, mặc dù vấn đề nêu ở đây từng được giới khoa học nhiều lần bàn tới?

Phương pháp giải:

Chỉ ra điểm thu hút của văn bản “Thủy tiên tháng Một” đối với bạn đọc

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Thủy tiên tháng Một” có sự thu hút đối với bạn đọc là bởi vì văn bản liên kết được các góc nhìn khác nhau của nhiều người về hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất, từ đó cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về vấn đề đang diễn ra.

Câu 4

Trong văn bản có bao nhiêu cước chú? Nếu không có những cước chú ấy, em có thể gặp khó khăn gì khi đọc văn bản?

Phương pháp giải:

Chỉ ra số lượng cước chú xuất hiện trong văn bản. Cho biết nếu không có những cước chú ấy thì người đọc gặp khó khăn gì trong quá trình đọc hiểu văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản có tất cả 6 cước chú. Nếu không có những cước chú ấy, người đọc sẽ rất khó để hiểu về các từ ngữ khó, các thuật ngữ khoa học, các vùng miền được đưa ra trong văn bản. Từ đó, khó để người đọc tiếp nhận nội dung văn bản.

Câu 5

Nhận xét về cách tác giả Thô-mát L. Phrít-man sử dụng tài liệu tham khảo trong văn bản Thuỷ tiên tháng Một.

Phương pháp giải:

Nhận xét về cách Thô-mát L. Phrít-man sử dụng tài liệu tham khảo khi viết văn bản “Thuỷ tiên tháng Một”

Lời giải chi tiết:

Cách Thô-mát L. Phrít-man sử dụng tài liệu tham khảo khi viết “Thuỷ tiên tháng Một” rất đặc biệt:

+ Tác giả không tập hợp toàn bộ tài liệu tham khảo thành một mục riêng để đặt ở cuối văn bản.

+ Các đoạn văn được trích dù ngắn hay dài đều được để trong dấu ngoặc kép, kèm theo đó là những lời dẫn cho biết rõ ai nói, viết; bài được đăng ở đâu, lúc nào,...

Quảng cáo
close