Giải Bài tập 1 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đây có phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu của tác giả không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 1 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc từ câu "Chúng ta đang ở đâu?" đến "không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới" trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đây có phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu của tác giả không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó?

Phương pháp giải:

Chú ý những dấu hiệu khác biệt hình thức thông thường của văn bản. Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới về cách lược văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đây không phải là đọan văn mở đầu bài phát biểu, vì dấu [ ... ] ở đầu đoạn cho biết có phần trước đó đã bị lược.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Hãy tóm lược nội dung của đoạn văn bằng một câu

Phương pháp giải:

Xem đoạn văn có câu chủ đề hay không. Nếu có, nội dung của câu chủ đề là gì. Trường hợp đoạn văn không có câu chủ đề thì phải tìm hiểu nội dung từng câu cũng như điểm chung nhất về nội dung mà các câu cùng hướng tới.

Lời giải chi tiết:

Nội dung của đoạn văn có thể tóm lược bằng một câu: Vũ khí hạt nhân đã trở thành một hiểm hoạ tiềm tàng, đe doạ huỷ diệt toàn bộ Trái Đất.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Câu “Hôm nay ngày 8 - 8 - 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan? Dấu hiệu nào trong câu giúp em nhận biết điều đó?

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm thông tin khách quan và ý kiến chủ quan đã được diễn giải ở mục Tri thức ngữ văn trong SGK (tr. 67), dựa vào đó để đưa ra kết luận về câu được nêu

Lời giải chi tiết:

Câu “Hôm nay ngày 8 - 8 - 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh." là câu thể hiện thông tin khách quan. Có thể khẳng định như vậy bởi câu văn nói đến thời gian cụ thể, đồng thời sử dụng các số liệu chính xác, có thể kiểm chứng được.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.

Câu văn trên có nhằm thể hiện thông tin khách quan không? Vì sao em khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học (như được gợi ý ở câu 3) để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu “Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới." không nhằm thể hiện thông tin khách quan, mà đó là ý kiến chủ quan của người viết. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì câu văn thể hiện những nhận định, đánh giá của người viết, xuất phát từ suy nghĩ sâu sắc về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc trên thế giới

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Em hãy đặt một câu có sử dụng điển tích thanh gươm Đa-mô-clét

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết của em về điển tích trên

Lời giải chi tiết:

Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc chưa được cắt giảm, điều đó có nghĩa “thanh gươm Đa-mô-clét” vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại.

  • Giải Bài tập 2 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch" hạt nhân.“ đến câu "Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.“ trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 - 69) và trả lời các câu hỏi:

  • Giải Bài tập 3 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc từ câu “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa." đến "để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này" trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két

  • Giải Bài tập 4 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc từ câu “Cảm ơn các bạn đã đến trụ sở Liên hợp quốc ngày hôm nay.” đến câu “Cái chúng ta còn thiếu - thậm chí là cả sau Thỏa thuận Pa-ri là vai trò lãnh đạo và mong muốn làm điều cần thiết” trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72) và trả lời các câu hỏi:

  • Giải Bài tập 5 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc từ câu “Cái khiến cho tất cả những chuyện này còn gây bối rối hơn đó là chúng ta đã được cảnh báo." đến câu "Điều này thực sự đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột địa phương vì các nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại.” trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72 - 73)

  • Giải Bài tập 6 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc từ câu" Giờ đây chúng ta đang đứng ở ngã tư của sự sinh tồn. đến “những người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết để sống qua được những tổn hại mà các khí phát thải đó gây ra" trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close