Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc bài thơ Sông Đáy và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 1 trang 37 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ Sông Đáy và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Chọn phương án đúng 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Bài thơ Sông Đáy thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ tự do

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Chọn phương án đúng 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Sông Đáy?

A. Vần, nhịp, số tiếng trong mỗi dòng thơ

B. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ

C. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ

D. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ, vần và nhịp thơ

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Chọn phương án đúng 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Một cây ngô cuối vụ khô gầy/ Suốt đời buồn trong tiếng lá reo".

A. Nói quá

B. So sánh

C. Nói giảm nói tránh

D. Ẩn dụ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Chọn phương án đúng 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Phương án nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy được dùng trong đoạn thơ được trích dẫn?

A. vất vả, giàn giụa, âm thắm

B. vất vả, giàn giụa, dòng dòng

C. âm thắm, vất vả, buồn bã

D. giàn giụa, dòng dòng, buồn bã

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về từ láy

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Trả lời câu hỏi 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo em, "tôi" trong bài thơ là ai?

Phương pháp giải:

Xác định ngôi kể, lời người kể chuyện

Lời giải chi tiết:

"Tôi" trong bài thơ là chủ thể của thế giới tam trang, mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ. "Tôi" cũng là sự hóa thân của tác giả trong bài thơ. Trong mối quan hệ với hình tượng “sông Đáy" và "mẹ tôi", "tôi" chính là người con của mẹ, của miền quê có dòng sông Đáy "chảy vào đời tôi". Người con ấy đang xa quê hương và hướng về mẹ, về dòng sông Đáy với những tình cảm thiết tha, mãnh liệt nhất.

Trả lời câu hỏi 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

"Sông Đáy" và “mẹ tôi" là những hình tượng xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào qua các khổ thơ?

Phương pháp giải:

Nhận biết và phân tích được bố cục, kết cấu, hình tượng và mạch cảm xúc gắn với hình tượng thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được dẫn đã lược trích một số câu nhưng vẫn có bố cục khá rõ, gắn với bố cục đó là hình tượng “mẹ tôi", "sông Đáy" và mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt trong toàn bài thơ:

- Khổ thơ 1 (từ Sông Đáy chảy vào đời tôi đến Suốt đời buồn trong tiếng lá reo): Hình tượng sông Đáy và “mẹ tôi" gắn bó trọn vẹn trong kí ức của "tôi" từ thuở ấu thơ đến khi xa quê hương. Hình tượng dòng sông quê hương và người mẹ hiện lên sống động, tràn đầy trong tâm trí của người con xa quê.

- Khổ thơ 2 (từ Những chiều xa quê đến giàn giụa nước mưa sông): Khổ thơ chỉ có 2 câu thơ nhưng biểu hiện trọn vẹn niềm khát khao, mong nhớ và sức sống của dòng sông quê hương, dòng sông tuổi thơ trong tâm trí người con.

- Khổ thơ cuối (từ Sông Đáy ơi đến dòng dòng): Niềm xúc động dâng tràn của người con khi trở về với mẹ, với sông Đáy quê hương.

Trả lời câu hỏi 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

"Sông Đáy" trong bài thơ vừa là một dòng sông thực, vừa gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Xác định nghĩa hàm ẩn của câu

Lời giải chi tiết:

"Sông Đáy" trước hết là dòng sông thực, dòng sông gắn với một miền quê cụ thể nhưng có thể gợi lên ý nghĩa rộng hơn: quê hương, nguồn cội, đất nước, ...

Trả lời câu hỏi 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả" gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật "tôi"?

Phương pháp giải:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nối từ câu thơ "Sông Đáy chảy vào đời tôi" sang câu thơ "Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”

Lời giải chi tiết:

"Sông Đáy" được liên tưởng tương đồng với "mẹ tôi". Hình ảnh dòng sông "chảy" gợi liên tưởng tới hình ảnh người mẹ "gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất và". Như vậy, dòng sông không chỉ là một dòng chảy của thiên nhiên, với nhịp điệu của con nước mà trĩu nặng trong đó là nhịp bước chân mẹ trong cuộc đời tần tảo, lam lũ, vất vả, trĩu nặng lo toan nhưng cũng tràn đầy yêu thương. Dường như nhịp chảy của dòng sông và nhịp bước chân mẹ đã hoà vào nhau trong tâm trí của người con: nhịp của phù sa, của lao động, của yêu thương gấp gáp mà trĩu nặng nỗi niềm ...

Trả lời câu hỏi 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 38 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra những hình ảnh gợi mối liên hệ sâu sắc giữa dòng sông và người mẹ trong tâm hồn, kí ức của nhân vật "tôi". Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về những hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

Nhận biết và phân tích được sự gắn kết giữa hình ảnh người mẹ và hình ảnh dòng sông thể hiện xuyên suốt trong toàn bài thơ

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ song hành của hai hình tượng này: sông Đáy là dòng sông mẹ, cuộc đời mẹ cũng là dòng sông yêu thương vô tận, gần gũi, nồng nàn.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close