Bài 9.11 trang 31 SBT Vật lí 8

Giải bài 9.11 trang 31 sách bài tập vật lí 8. Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5cmHg.

Quảng cáo

Đề bài

Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ \(75cmHg\); ở đỉnh núi áp kế chỉ \(71,5cmHg\). Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là \(12,5N\) trọng lượng riêng của thủy ngân là \(136 000N/m^3\) thì đỉnh núi cao nhiêu mét?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 Sử dụng công thức: \(\Delta p = h.d_{kk}\)

(\(h\) là độ cao của núi, \(d_{kk}\) là trọng lượng riêng của không khí)

Lời giải chi tiết

Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao (chân núi và đỉnh núi):

\(\Delta p = 75 – 71,5 = 3,5 (cmHg)\\ = 0,035.136000 = 4760N/m^2\)

Mặt khác ta có:

\(\Delta p = h.d_{kk}\)

(\(h\) là độ cao của núi, \(d_{kk}\) là trọng lượng riêng của không khí)

\( \Rightarrow h=\dfrac{\Delta p}{d_{kk}}=\dfrac{4760}{12,5}=380,8m\)

Loigiaihay.com

  • Bài 9.12 trang 31 SBT Vật lí 8

    Giải bài 9.12 trang 31 sách bài tập vật lí 8. Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2)

  • Bài 9.10 trang 31 SBT Vật lí 8

    Giải bài 9.10 trang 31 sách bài tập vật lí 8. Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg.

  • Bài 9.9 trang 31 SBT Vật lí 8

    Giải bài 9.9 trang 31 sách bài tập vật lí 8. Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?

  • Bài 9.8 trang 31 SBT Vật lí 8

    Giải bài 9.8 trang 31 sách bài tập vật lí 8. Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra:

  • Bài 9.7 trang 30 SBT Vật lí 8

    Giải bài 9.7 trang 30 sách bài tập vật lí 8. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close