Giải Bài 68 trang 63 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diềuBa lớp 7A, 7B, 7C được phân công đi lao động với khối lượng công việc như nhau. Lớp 7A, 7B, 7C lần lượt hoàn thành công việc trong 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ. Tính số học sinh của mỗi lớp, biết rằng tổng số học sinh của ba lớp là 94 học sinh. Giả sử năng suất lao động của mỗi học sinh là như nhau. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Đề bài Ba lớp 7A, 7B, 7C được phân công đi lao động với khối lượng công việc như nhau. Lớp 7A, 7B, 7C lần lượt hoàn thành công việc trong 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ. Tính số học sinh của mỗi lớp, biết rằng tổng số học sinh của ba lớp là 94 học sinh. Giả sử năng suất lao động của mỗi học sinh là như nhau. Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch (số học sinh và thời gian hoàn thành công việc) và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính được số học sinh của mỗi lớp. \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = ... = a\) \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{g} = \dfrac{{a + c + e}}{{b + d + g}} = \dfrac{{a - c - e}}{{b - d - g}} = \dfrac{{a - c + e}}{{b - d + g}}\). Lời giải chi tiết Gọi số học sinh của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z (học sinh) \((x,y,z \in N)\). Do khối lượng công việc như nhau nên số học sinh và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: \(3x = 4y = 5z\). Suy ra áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\dfrac{x}{{\dfrac{1}{3}}} = \dfrac{y}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{z}{{\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{{x + y + z}}{{\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5}}} = \dfrac{{94}}{{\dfrac{{47}}{{60}}}} = 120\). Do đó: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 120{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{3} = 40\\y = 120{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{4} = 30\\z = 120{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{5} = 24\end{array} \right.\) Vậy số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 40 học sinh, 30 học sinh, 24 học sinh.
Quảng cáo
|