Giải bài 42 trang 19 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau: a) \(y = 2{x^3} + 3{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;5} \right]\); b) \(y = {\left( {x - \sqrt 2 } \right)^2}.{\left( {x + \sqrt 2 } \right)^2}\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\); c) \(y = {x^5} - 5{{\rm{x}}^4} + 5{{\rm{x}}^3} + 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\); d) \(y = x + \frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left[ {3;4} \right]\); e) \(y = \sqrt {x - 1} + \sqrt {3 - x} \); g) \(y = x\sqrt

Quảng cáo

Đề bài

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau:

a) \(y = 2{x^3} + 3{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;5} \right]\);

b) \(y = {\left( {x - \sqrt 2 } \right)^2}.{\left( {x + \sqrt 2 } \right)^2}\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\);

c) \(y = {x^5} - 5{{\rm{x}}^4} + 5{{\rm{x}}^3} + 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\);

d) \(y = x + \frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left[ {3;4} \right]\);

e) \(y = \sqrt {x - 1}  + \sqrt {3 - x} \);

g) \(y = x\sqrt {16 - {x^2}} \).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\):

Bước 1. Tìm các điểm \({x_1},{x_2},...,{x_n}\) thuộc khoảng \(\left( {a;b} \right)\) mà tại đó hàm số có đạo hàm bằng 0 hoặc không tồn tại.

Bước 2. Tính \(f\left( {{x_1}} \right),f\left( {{x_2}} \right),...,f\left( {{x_n}} \right),f\left( a \right)\) và \(f\left( b \right)\).

Bước 3. So sánh các giá trị tìm được ở Bước 2.

Số lớn nhất trong các giá trị đó là giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\), số nhỏ nhất trong các giá trị đó là giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\).

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(y' = 6{x^2} + 6{\rm{x}} - 12\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ { - 1;5} \right]\), \(y' = 0\) khi \(x = 1\).

\(y\left( { - 1} \right) = 14;y\left( 1 \right) =  - 6;y\left( 5 \right) = 266\).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;5} \right]} y = 266\) tại \(x = 5\), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;5} \right]} y =  - 6\) tại \(x = 1\).

b) \(y = {\left( {x - \sqrt 2 } \right)^2}.{\left( {x + \sqrt 2 } \right)^2} = {\left[ {\left( {x - \sqrt 2 } \right)\left( {x + \sqrt 2 } \right)} \right]^2} = {\left( {{x^2} - 2} \right)^2} = {x^4} - 4{{\rm{x}}^2} + 4\)

Ta có: \(y' = 4{{\rm{x}}^3} - 8{\rm{x}}\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\), \(y' = 0\) khi \(x = 0,x = \sqrt 2 \).

\(y\left( { - \frac{1}{2}} \right) = \frac{{49}}{{16}};y\left( 0 \right) = 4;y\left( {\sqrt 2 } \right) = 0;y\left( 2 \right) = 4\).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]} y = 4\) tại \(x = 0,{\rm{x}} = 4\), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]} y = 0\) tại \(x = \sqrt 2 \).

c) Ta có: \(y' = 5{{\rm{x}}^4} - 20{{\rm{x}}^3} + 15{{\rm{x}}^2}\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\), \(y' = 0\) khi \(x = 0,x = 1\).

\(y\left( { - 1} \right) =  - 10;y\left( 0 \right) = 1;y\left( 1 \right) = 2;y\left( 2 \right) =  - 7\).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} y = 2\) tại \(x = 1\), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} y =  - 10\) tại \(x =  - 1\).

d) Ta có: \(y' = 1 - \frac{4}{{{x^2}}}\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ {3;4} \right]\), \(y' = 0\) không có nghiệm.

\(y\left( 3 \right) = \frac{{13}}{3};y\left( 4 \right) = 5\).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {3;4} \right]} y = 5\) tại \(x = 4\), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {3;4} \right]} y = \frac{{13}}{3}\) tại \(x = 3\).

e) Hàm số có tập xác định là \(\left[ {1;3} \right]\).

Ta có: \(y' = \frac{1}{{\sqrt {x - 1} }} - \frac{1}{{\sqrt {3 - x} }}\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ {1;3} \right]\), \(y' = 0\) khi \(x = 2\).

\(y\left( 1 \right) = \sqrt 2 ;y\left( 2 \right) = 2;y\left( 3 \right) = \sqrt 2 \).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = 2\) tại \(x = 2\), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = \sqrt 2 \) tại \(x = 1,x = 3\).

g) Hàm số có tập xác định là \(\left[ { - 4;4} \right]\).

Ta có: \(y' = {\left( x \right)^\prime }\sqrt {16 - {x^2}}  + x.{\left( {\sqrt {16 - {x^2}} } \right)^\prime } = \sqrt {16 - {x^2}}  + x.\frac{{ - x}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = \frac{{16 - 2{x^2}}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}\)

Khi đó, trên đoạn \(\left[ { - 4;4} \right]\), \(y' = 0\) khi \(x =  - 2\sqrt 2 ,x = 2\sqrt 2 \).

\(y\left( { - 4} \right) = 0;y\left( { - 2\sqrt 2 } \right) =  - 8;y\left( {2\sqrt 2 } \right) = 8;y\left( 4 \right) = 0\).

Vậy \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = 8\) tại \(x = 2\sqrt 2 \), \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y =  - 8\) tại \(x =  - 2\sqrt 2 \).

  • Giải bài 43 trang 20 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

    Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau: a) \(y = \sin 2{\rm{x}} - x\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]\); b) \(y = x + {\cos ^2}x\) trên đoạn \(\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\);

  • Giải bài 44 trang 20 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

    Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau: a) \(y = {3^x} + {3^{ - x}}\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\); b) \(y = x.{e^{ - 2{{\rm{x}}^2}}}\) trên đoạn \(\left[ {0;1} \right]\); c) \(y = \ln \left( {{x^2} + 2{\rm{x}} + 3} \right)\) trên đoạn \(\left[ { - 2;3} \right]\); d) \(y = - 3{\rm{x}} + 5 + x\ln {\rm{x}}\) trên đoạn \(\left[ {1;3} \right]\);

  • Giải bài 45 trang 20 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

    Nhóm bạn Đức dựng trên một khu đất bằng phẳng một chiếc lều từ một tấm bạt hình vuông có độ dài cạnh 4 m như Hình 9 với hai mép tấm bạt sát mặt đất. Tính khoảng cách \(AB\) để khoảng không gian trong lều là lớn nhất.

  • Giải bài 46 trang 20 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

    Nồng độ \(C\) của một loại hoá chất trong máu sau \(t\) giờ tiêm vào cơ thể được cho bởi công thức: \(C\left( t \right) = \frac{{3t}}{{27 + {t^3}}}\) với \(t \ge 0\) (Nguồn: R. Larson and B. Edwards, Calculus 10e, Cengage 2014). Sau khoảng bao nhiêu giờ tiêm thì nồng độ của hoá chất trong máu là cao nhất?

  • Giải bài 47 trang 20 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

    Khối lượng riêng \(S\left( {kg/d{m^3}} \right)\) của nước phụ thuộc vào nhiệt độ \(T\left( {^ \circ C} \right)\) được cho bởi công thức: \(S = \frac{{5,755}}{{{{10}^8}}}{T^3} - \frac{{8,521}}{{{{10}^6}}}{T^2} + \frac{{6,540}}{{{{10}^5}}}T + 0,99987\) với \(0 < T \le 25\) (Nguồn: R. Larson and B. Edwards, Calculus 10e, Cengage 2014). a) Tính khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ \({25^ \circ }C\). b) Ở nhiệt độ nào thì khối lượng riêng của nước là lớn nhất?

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close