Bài 4 trang 50 Vở bài tập toán 8 tập 1

Giải bài 4 trang 50 VBT toán 8 tập 1. Cô giáo bảo mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức đại số bằng nhau. Dưới đây là những ví dụ các bạn Lan, Hùng, Hương, Huy đã cho...

Quảng cáo

Đề bài

Cô giáo bảo mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức đại số bằng nhau. Dưới đây là những ví dụ các bạn Lan, Hùng, Hương, Huy đã cho:

 \( \dfrac{x + 3}{2x - 5} = \dfrac{x^{2}+ 3x}{2x^{2} - 5x}\) ( Lan);

 \( \dfrac{(x + 1)^{2}}{x^{2} + x} = \dfrac{x + 1}{1}\) ( Hùng)

 \( \dfrac{4 - x}{-3x} = \dfrac{x - 4}{3x}\) ( Giang);

 \( \dfrac{(x - 9)^{3}}{2(9 - x)}= \dfrac{(9 - x)^{2}}{2}\) ( Huy)

Em hãy dùng tính chất cơ bản của phân thức hoặc quy tắc đổi dấu để giải thích ai viết đúng, ai viết sai. Nếu có chỗ nào sai em hãy sửa lại cho đúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức và quy tắc đổi dấu phân thức:

- Nếu nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

- Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho.

Lời giải chi tiết

Ở mỗi ví dụ, ta hãy phân tích tử và mẫu của các phân thức thành nhân tử để biết mỗi bạn đã vận dụng kiến thức như thế  nào?

+) (Lan). Phân tích tử và mẫu của phân thức ở vế phải của đẳng thức, ta có:

\(\dfrac{{{x^2} + 3x}}{{2{x^2} - 5x}} = \dfrac{{x(x + 3)}}{{x(2x - 5)}}\)

Điều đó chứng tỏ bạn Lan đã nhân của tử và mẫu của phân thức ở vế trái với \(x\) để được phân thức ở vế phải.

Vậy bạn Lan viết đúng.

+) (Hùng) Phân tích tử và mẫu của phân thức ở vế trái, ta được:

\(\dfrac{{{{(x + 1)}^2}}}{{{x^2} + x}} = \dfrac{{(x + 1)(x + 1)}}{{x(x + 1)}}\). Để có tử của phân thức ở vế phải là \((x+1)\), ta phải chia cả tử và mẫu của phân thức ở vế trái cho \((x+1)\). Nhưng khi đó ta được phân thức \(\dfrac{{x + 1}}{x}\). Vậy bạn Hùng viết sai.

+) (Giang). Áp dụng quy tắc đổi dấu vào phân thức ở vế trái, ta được:

\(\dfrac{{4 - x}}{{ - 3x}} = \dfrac{{x - 4}}{{3x}}\). Vậy bạn Giang viết đúng.

+) (Huy). Áp dụng quy tắc đổi dấu vào phân thức ở vế trái, ta được:

\(\dfrac{{{{(x - 9)}^3}}}{{2(9 - x)}} = \dfrac{{{{-\left( {x - 9} \right)}^3}}}{{  2\left( {x - 9} \right)}}\)

Muốn áp dụng tính chất cơ bản của phân thức để biến kết quả vừa được thành phân thức có mẫu là \(2\) ta phải chia cả tử và mẫu cho \((x-9)\). Khi đó ta được phân thức \(\dfrac{{ - {{\left( {x - 9} \right)}^2}}}{2}\). Nhưng vế phải là \(\dfrac{{{{\left( {9 - x} \right)}^2}}}{2} = \dfrac{{{{\left( {x - 9} \right)}^2}}}{2}\).

Vậy bạn Huy viết sai.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close