Giải bài 4 trang 26 vở thực hành Toán 8 tập 2

Một ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh với vận tốc 60km/h và dự kiến sẽ đến Vinh sau 5 giờ xe chạy. Tuy nhiên, sau \(2\frac{2}{3}\) giờ chạy với vận tốc 60km/h, xe dừng nghỉ 20 phút.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Đề bài

Một ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh với vận tốc 60km/h và dự kiến sẽ đến Vinh sau 5 giờ xe chạy. Tuy nhiên, sau \(2\frac{2}{3}\) giờ chạy với vận tốc 60km/h, xe dừng nghỉ 20 phút. Sau khi dừng nghỉ, để đến Vinh đúng thời gian dự kiến, xe phải tăng vận tốc so với chặng đầu.

a) Tính độ dài quãng đường Hà Nội - Vinh

b) Tính độ dài quãng đường còn lại sau khi dừng nghỉ

c) Cho biết ở chặng thứ hai xe tăng vận tốc thêm x (km/h). Hãy viết biểu thức P biểu thị thời gian (tính bằng giờ) thực tế xe chạy hết chặng đường Hà Nội - Vinh

d) Tính thời gian của P lần lượt tại x = 5, x = 10; x = 15, từ đó cho biết ở chặng thứ hai (sau khi xe dừng nghỉ):

- Nếu tăng vận tốc thêm 5km/h thì xe đến Vinh muộn hơn dự kiến bao nhiêu giờ?

- Nếu tăng vận tốc thêm 10km/h thì xe đến Vinh có đúng thời gian dự kiến không?

- Nếu tăng vận tốc thêm 15km/h thì xe đến Vinh sớm hơn dự kiến bao nhiêu giờ? 

Dựa vào thời gian và vận tốc đề bài cho để tính quãng đường Hà Nội – Vinh và quãng đường còn lại sau khi dừng.

Viết biểu thức P biểu thị thời gian (tính bằng giờ) thực tế xe chạy hết chặng đường Hà Nội - Vinh

Thay các giá trị x đã cho x = 5; x = 10; x = 15 để tính thời gia thực tế xe chạy chằng đường Hà Nội - Vinh

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào thời gian và vận tốc đề bài cho để tính quãng đường Hà Nội – Vinh và quãng đường còn lại sau khi dừng.

Viết biểu thức P biểu thị thời gian (tính bằng giờ) thực tế xe chạy hết chặng đường Hà Nội - Vinh

Thay các giá trị x đã cho x = 5; x = 10; x = 15 để tính thời gia thực tế xe chạy chằng đường Hà Nội - Vinh

Lời giải chi tiết

a) Quãng đường Hà Nội – Vinh dài 5.60 = 300 (km).

b) Trước khi dừng nghỉ, xe chạy trong \(2\frac{2}{3} = \frac{8}{3}\) (giờ).

Chiều dài chặng đầu là \(\frac{8}{3}.60 = 160\) (km).

Chặng còn lại dài 300 – 160 = 140 (km).

c) Nếu tốc độ tăng thêm x (km/h) thì vận tốc thực tế của xe chạy trên chặng sau là 60 + x (km/h). Thời gian thực tế xe chạy chặng sau là \(\frac{{140}}{{60 + x}}\) (giờ).

Thời gian xe chạy chặng đầu là \(\frac{8}{3}\)(giờ), dừng nghỉ 20 phút = \(\frac{1}{3}\)giờ).

Vì vậy, thực tế xe chạy từ Hà Nội đến Vinh trong thời gian là

\(P = \frac{8}{3} + \frac{1}{3} + \frac{{140}}{{60 + x}} = 3 + \frac{{140}}{{60 + x}}\) (giờ).

d) Giá trị của P = \(3 + \frac{{140}}{{60 + x}}\) tại x = 5; x = 10; x = 15 được cho trong bảng sau:

 

Từ bảng trên, ta thấy:

- Nếu tăng vận tốc thêm 5km/h (tức là x = 5) thì thời gian xe chạy từ Hà Nội đến Vinh là \(\frac{{67}}{{13}} > 5\). Xe đến Vinh muộn \(\frac{{67}}{{13}} - 5 = \frac{2}{{13}}\)(giờ).

- Nếu tăng vận tốc thêm 10km/h (tức là x = 10) thì thời gian xe chạy từ Hà Nội đến Vinh là 5 (giờ). Do đó, xe đến Vinh đúng thời gian dự tính.

- Nếu tăng vận tốc thêm 15km/h (tức là x = 15) thì thời gian xe chạy từ Hà Nội đến Vinh là \(\frac{{73}}{{15}} < 5\). Xe đến Vinh sớm \(5 - \frac{{73}}{{15}} = \frac{2}{{15}}\)(giờ).

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close