Giải bài 4 trang 10 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạoTrong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét các phép biến hình sau đây: Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Đề bài Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét các phép biến hình sau đây: – Phép biến hình f biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M’(–x; –y); – Phép biến hình g biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M’(2x; 2y). Trong hai phép biến hình trên, phép nào là phép dời hình? Giải thích. Phương pháp giải - Xem chi tiết Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách (không làm thay đổi khoảng cách) giữa 2 điểm bất kì. Lời giải chi tiết Lấy hai điểm bất kì \(M({x_1};{\rm{ }}{y_1});\,\,N({x_2};{\rm{ }}{y_2}).\) Suy ra \(MN = \sqrt {{{\left( {{{\rm{x}}_2} - {{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + {{\left( {{{\rm{y}}_2} - {{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} \) – Ta có ảnh của M, N qua phép biến hình f lần lượt là \(M'(-{x_1};{\rm{ }}-{y_1}),{\rm{ }}N'(-{x_2};{\rm{ }}-{y_2}).\) Khi đó \({\rm{M'N'}} = \sqrt {{{\left( { - {{\rm{x}}_2} + {{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + {{\left( { - {{\rm{y}}_2} + {{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {{{\rm{x}}_2} - {{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + {{\left( {{{\rm{y}}_2} - {{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} = MN\) Vì vậy f là một phép dời hình. – Ta có ảnh của M, N qua phép biến hình g lần lượt là \(M'(2{x_1};{\rm{ }}2{y_1}),{\rm{ }}N'(2{x_2};{\rm{ }}2{y_2}).\) Khi đó \({\rm{M'N'}} = \sqrt {{{\left( {2{{\rm{x}}_2} - 2{{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + {{\left( {2{{\rm{y}}_2} - 2{{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} = \sqrt {4{{\left( {{{\rm{x}}_2} - {{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + 4{{\left( {{{\rm{y}}_2} - {{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} \) \( = 2\sqrt {{{\left( {{{\rm{x}}_2} - {{\rm{x}}_1}} \right)}^2} + {{\left( {{{\rm{y}}_2} - {{\rm{y}}_1}} \right)}^2}} = 2MN \ne MN\) Vì vậy g không phải là một phép dời hình. Vậy trong hai phép biến hình đã cho, phép dời hình là f.
Quảng cáo
|