Giải bài 3.19 trang 80 Chuyên đề học tập Toán 11 Kết nối tri thứcTrong không gian cho điểm A và ba mặt phẳng đôi một vuông góc (P1), (P2) và (P3) giao nhau tại O Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Đề bài Trong không gian cho điểm A và ba mặt phẳng đôi một vuông góc (P1), (P2) và (P3) giao nhau tại O. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên các mặt phẳng (P1), (P2) và (P3). Gọi M, N, P lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ A xuống các giao tuyến của (P1) và (P2), (P2) và (P3), (P3) và (P1). a) Chứng minh \(O{A^2}\; = {\rm{ }}O{M^2}\; + {\rm{ }}O{N^2}\; + {\rm{ }}O{P^2}.\) b) Áp dụng ý a để chứng minh \(OA = \sqrt {\frac{{OA_1^2 + OA_2^2 + OA_3^2}}{2}} \) Sử dụng kết quả trên để tính độ dài của một đoạn thẳng mà ba hình chiếu có độ dài lần lượt là 1 cm, 2 cm và 3 cm. Phương pháp giải - Xem chi tiết Vẽ hình và sử dụng định lý Pytago để làm Lời giải chi tiết a) Áp dụng định lí Pythagore cho các tam giác vuông. Tam giác OMA vuông tại M có: OA2 = OM2 + AM2 (1) Tam giác ONA vuông tại N có: OA2 = ON2 + AN2 (2) Tam giác OPA vuông tại P có: OA2 = OP2 + AP2 (3) Cộng vế theo vế của (1), (2), (3) ta được: 3OA2 = (OM2 + ON2 + OP2) + (AM2 + AN2 + AP2) Ta chứng minh được: AM2 + AN2 + AP2 = 2OA2. (4) Suy ra: OA2 = OM2 + ON2 + OP2. b) Vì AM vuông góc OM, OM // AA3 nên AM vuông góc AA3 Mà AA3 vuông góc với OA3 Suy ra: AM // OA3 và AA3 // OM nên AMOA3 là hình bình hành. Do đó: AM = OA3. Chứng minh tương tự ta được: AN = OA1, AP = OA2. Thay kết quả trên vào (4) ta được: \(OA_3^2 + OA_2^2 + OA_1^2 = 2O{A_2}\). Suy ra \(OA = \sqrt {\frac{{OA_1^2 + OA_2^2 + OA_3^2}}{2}} \). Ba hình chiếu có độ dài lần lượt là 1 cm, 2 cm và 3 cm. Thay số vào kết quả trên ta được: \(OA = \sqrt {\frac{{{1^2} + {2^2} + {3^2}}}{2}} = \sqrt 7 \) (cm).
Quảng cáo
|