Giải bài 3.17 trang 68 Chuyên đề học tập Toán 12 - Kết nối tri thức

Anh Dương đi làm thêm trong mùa hè để kiếm tiền giúp trang trải chi phí học tập ở trường đại học vào năm sau. Anh Dương có thể tiết kiệm được 1,5 triệu đồng mỗi tuần trong 12 tuần và anh đầu tư nó với lãi kép 0,4% hằng tuần. a) Anh Dương có tổng cộng bao nhiêu tiền sau 12 tuần? b) Khi năm học mới bắt đầu, anh Dương sẽ bắt đầu rút số tiền bằng nhau từ tài khoản này mỗi tuần. Số tiền anh Dương có thể rút nhiều nhất mỗi tuần trong vòng 36 tuần là bao nhiêu?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Quảng cáo

Đề bài

Anh Dương đi làm thêm trong mùa hè để kiếm tiền giúp trang trải chi phí học tập ở trường đại học vào năm sau. Anh Dương có thể tiết kiệm được 1,5 triệu đồng mỗi tuần trong 12 tuần và anh đầu tư nó với lãi kép 0,4% hằng tuần.

a) Anh Dương có tổng cộng bao nhiêu tiền sau 12 tuần?

b) Khi năm học mới bắt đầu, anh Dương sẽ bắt đầu rút số tiền bằng nhau từ tài khoản này mỗi tuần. Số tiền anh Dương có thể rút nhiều nhất mỗi tuần trong vòng 36 tuần là bao nhiêu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức số tiền của niên kim và công thức giá trị hiện tại V của niên kim.

Lời giải chi tiết

a) Ta có P = 1,5 (triệu đồng), i = 0,4% = 0,004; n = 12.

Số tiền anh Dương có sau 12 tuần là:

\(A = P \cdot \frac{{{{(1 + i)}^n} - 1}}{i} = 1,5 \cdot \frac{{{{(1 + 0,004)}^{12}} - 1}}{{0,004}} \approx 18,401\) (triệu đồng).

b) Ta có V ≈ 18,401 (triệu đồng), i = 0,4% = 0,004; n = 36.

Thay vào công thức giá trị hiện tại V của niên kim \(V = P \cdot \frac{{1 - {{(1 + i)}^{ - n}}}}{i}\), ta có:

\(18,401 = P \cdot \frac{{1 - {{(1 + 0,004)}^{ - 36}}}}{{0,004}} \approx 0,550\)(triệu đồng).

Vậy số tiền anh Dương có thể rút nhiều nhất mỗi tuần trong vòng 36 tuần là 0,55 triệu đồng, tức là 550 nghìn đồng.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close