Giải Bài 24 trang 95 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

Hình 23 minh họa các mặt của một hình được ghép bởi nhiều khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm. a) Hình được ghép có bao nhiêu khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm? b) Tính thể tích của hình được ghép. c) Người ta sơn màu lên bề ngoài của hình được ghép. Có bao nhiêu khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm không được sơn mặt nào?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

Đề bài

Hình 23 minh họa các mặt của một hình được ghép bởi nhiều khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm.

 

a) Hình được ghép có bao nhiêu khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm?

b) Tính thể tích của hình được ghép.

c) Người ta sơn màu lên bề ngoài của hình được ghép. Có bao nhiêu khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm không được sơn mặt nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Muốn biết hình được ghép từ bao nhiêu khối lập phương, ta tính theo các lớp cấu thành nên hình đó.

b) Mỗi khối lập phương nhỏ có thể tích là \(1{\rm{ c}}{{\rm{m}}^3}\) nên thể tích của các hình được ghép bằng số khối lập phương nhân với thể tích mỗi khối lập phương nhỏ.

c) Quan sát hình được ghép và các mặt của các khối lập phương nhỏ.

Lời giải chi tiết

a) Hình được ghép từ 4 lớp tính từ dưới lên:

Lớp dưới cùng (lớp thứ nhất) có: \(4{\rm{ }}{\rm{. 3  =  12}}\) khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm;

Lớp thứ hai có: \(12 - 2 = 10\) khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm;

Lớp thứ ba có 5 khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm;

Lớp trên cúng (lớp thứ tư) có 3 khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm.

Vậy hình được ghép bởi: \(12 + 10 + 5 + 3 = 30\) khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm.

b) Thể tích của hình được ghép bằng số khối lập phương nhân với thể tích mỗi khối lập phương.

Mà thể tích mỗi khối lập phương cạnh 1 cm là \(1{\rm{ c}}{{\rm{m}}^3}\) nên thể tích của hình được ghép là:

\(30{\rm{ }}{\rm{. 1  =  30 (c}}{{\rm{m}}^3})\).

c) Do sơn màu lên bề ngoài của hình được ghép nên khối lập phương nhỏ nào cũng có mặt được sơn.

Vậy số khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm không được sơn mặt nào là: 0.

  • Giải Bài 23 trang 95 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

    a) Một hình lăng trụ đứng tam giác có độ dài cạnh bên bằng 16 cm và đáy là tam giác với độ dài các cạnh lần lượt là 4 cm, 8 cm, 11 cm. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó.

  • Giải Bài 22 trang 95 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

    Một hình lăng trụ đứng tứ giác có chu vi đáy là 12 dm. Nếu tăng chiều cao thêm 2 dm và giảm chu vi đáy đi 4 dm thì diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng đã cho giảm

  • Giải Bài 21 trang 94 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

    a) Một hình lập phương có thể tích là 216 dm3. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó. b) Hình hộp chữ nhật thứ nhất có các kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt bằng a (m), b (m), c (m), Hình hộp chữ nhật thứ hai có các kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt bằng 3a (m), 2b (m), 4c (m). Tính tỉ số giữa thể tích của hình hộp chữ nhật thứ hai và thể tích của hình hộp chữ nhật thứ nhất.

  • Giải Bài 20 trang 94 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

    Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng một nửa tổng diện tích các mặt. b) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao. c) Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6. d) Thể tích của hình lập phương bằng diện tích của cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.

  • Giải Bài 19 trang 94 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ với các kích thước

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close