Giải Bài 2 trang 43 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1a) Ta có BCNN(12, 16) = 48. Hãy viết tập hợp A các bội của 48. Nhận xét về tập hợp BC(12, 16) và tập hợp A. b) Để tìm tập hợp bội chung của hai số tự nhiên a và b, ta có thể tìm tập hợp các bội của BCNN(a, b). Hãy vận dụng để tìm tập hợp các bội chung của: i. 24 và 30; ii. 42 và 60; iii. 60 và 150; iv. 28 và 35. Quảng cáo
Đề bài a) Ta có BCNN(12, 16) = 48. Hãy viết tập hợp A các bội của 48. Nhận xét về tập hợp BC(12, 16) và tập hợp A. b) Để tìm tập hợp bội chung của hai số tự nhiên a và b, ta có thể tìm tập hợp các bội của BCNN(a, b). Hãy vận dụng để tìm tập hợp các bội chung của: i. 24 và 30; ii. 42 và 60; iii. 60 và 150; iv. 28 và 35. Phương pháp giải - Xem chi tiết Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm. - Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó. Nhận xét: BC của một số là bội của BCNN của số đó. Lời giải chi tiết a) A = {0; 48; 96; 144, 192;...} * Nhận xét: Tập hợp BC(12, 16) chính là tập hợp A. b) i. 24 = 23.3; 30 = 2.3.5 => BCNN(24,30) = 23. 3.5= 120 => BC(24, 30) = B(120) = {0; 120; 240; 360;...} ii. 42 = 2.3.7; 60 = 22.3.5 => BCNN(42, 60) = 420 => BC(42, 60) = B(420) = {0; 420, 840; 1260;…}. iii. 60 = 22.3.5 150 = 2.3.52 => BCNN(60, 150) = 22.3.52 = 300 => BC(60, 150) = B(300) = {0; 300, 600, 900, 1200;...}. iv. 28 = 22.7; 35 = 5.7 => BCNN(28, 35) = 22.5.7 = 140 => BC(28, 35) = B(140) = {0; 140; 280; 420, 560;...}. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|