Bài 18.1; 18.2; 18.3; 18.4; 18.5 trang 44 SBT Hóa học 10

Giải bài 18.1; 18.2; 18.3; 18.4; 18.5 trang 44 sách bài tập Hóa học 10. Phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 18.1.

Phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố ?

A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch.

B. Sự tương tác của sắt với clo.

C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

D. Sự phân huỷ kali pemanganat khi đun nóng.

Phương pháp giải:

Viết PTHH của từng phản ứng, xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong từng phản ứng

Lời giải chi tiết:

\(A.NaCl + AgN{O_3} \to NaN{O_3} + AgCl \downarrow \)

→ phản ứng trao đổi, không có sự thay đổi số oxi hóa.

\(B.2\mathop {Fe}\limits^0  + 3\mathop {C{l_2}}\limits^0  \to 2\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ - 1} \)

→ phản ứng oxi hóa – khử

\(C.\mathop {Zn}\limits^0  + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} S{O_4} \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \)

→ phản ứng oxi hóa – khử

\(D.2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} \mathop {{O_4}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^o}}}{K_2}\mathop {Mn}\limits^{ + 6} {O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

→ phản ứng oxi hóa – khử

=> Chọn A

Câu 18.2.

Trong phản ứng : \(Zn + CuC{l_2} \to ZnC{l_2} + Cu\), ion \(Cu^{2+}\) trong đồng (II) clorua

A. bị oxi hoá.      

B. bị khử.        

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.   

D. không bị oxi hoá, không bị khử.   

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của Cu trước và sau phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\mathop {Cu}\limits^{ + 2}  + 2e \to \mathop {Cu}\limits^0 \)

=> ion \(Cu^{2+}\) là oxi hóa và bị khử

=> Chọn B

Câu 18.3.

Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào \(NH_3\) đóng vai trò chất oxi hoá ? 

\(\begin{array}{l}
A.\,\,2N{H_3} + 2Na \to 2NaN{H_2} + {H_2}\\
B.\,\,2N{H_3} + 3C{l_2} \to {N_2} + 6HCl\\
C.\,\,2N{H_3} + {H_2}{O_2} + Mn{O_4} \to Mn{O_2} + {\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\\
D.\,\,4N{H_3} + 5{{\rm{O}}_2} \to 4NO + 6{H_2}O
\end{array}\)

Phương pháp giải:

Chất oxi hóa là chất nhận electron

Lời giải chi tiết:

\(A.2\mathop H\limits^{ + 1}  + 2e \to \mathop {{H_2}}\limits^0 \) → NH3 là chất oxi hóa

\(B.2\mathop N\limits^{ - 3}  \to \mathop {{N_2}}\limits^0  + 6e\) → NH3 là chất khử

C. NH3 không thay đổi số oxi hóa

\(D.\mathop N\limits^{ - 3}  \to \mathop N\limits^{ + 2}  + 5e\) → NH3 là chất khử

=> Chọn A

Câu 18.4.

Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ?

\(\begin{array}{l}
A.\,\,4Na + {O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 2N{a_2}O\\
B.\,\,N{a_2}O + {H_2}O\,\,\,\, \to 2NaOH\\
C.\,\,NaCl + AgN{O_3} \to AgCl \downarrow + NaN{O_3}\\
D.\,\,NaC{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O
\end{array}\)

Phương pháp giải:

Phản ứng oxi hóa - khử có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

A. \(4\mathop {Na}\limits^0  + \mathop {{O_2}}\limits^0  \to 2\mathop {N{a_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \) có sự thay đổi số oxi hóa, là phản ứng oxi hóa khử

B, C, D là phản ứng trao đổi

=> Chọn A

Câu 18.5.

Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?

\(\begin{array}{l}
A.\,\,Fe + 2HCl\,\, \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \\
B.\,\,FeS + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S \uparrow \\
C.\,\,2FeC{l_3} + Cu \to FeC{l_2} + CuC{l_2}\\
D.\,\,Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu
\end{array}\)

Phương pháp giải:

Phản ứng oxi hóa - khử có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Lời giải chi tiết:

B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ là phản ứng trao đổi

=> Chọn B

Loigiaihay.com

  • Bài 18.6, 18.7 trang 45 SBT Hóa học 10

    Giải bài 18.6, 18.7 trang 45 sách bài tập Hóa học 10. 18.6. Trong phản ứng : (C{l_2} + 2NaOH to NaCl + NaClO + {H_2}O), phân tử clo

  • Bài 18.8 trang 45 SBT Hóa học 10

    Giải bài 18.8 trang 45 sách bài tập Hóa học 10. Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa - khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của nguyên tử của cùng một nguyên tố.

  • Bài 18.9 trang 45 SBT Hóa học 10

    Giải bài 18.9 trang 45 sách bài tập Hóa học 10. Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,136 lít khí

  • Bài 18.10 trang 45 SBT Hóa học 10

    Giải bài 18.10 trang 45 sách bài tập Hóa học 10. Cho một lượng kim loại R hoá trị n tác dụng với dung dịch (H2SO4) loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan.

  • Bài 18.11 trang 45 SBT Hóa học 10

    Giải bài 18.11 trang 45 sách bài tập Hóa học 10.Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch (HNO3) thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,O4 mol (N02)

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close