tuyensinh247

Bài 16.6; 16.7; 16.8; 16.9 trang 38 SBT Hóa học 10

Giải bài 16.6; 16.7; 16.8; 16.9 trang 38 sách bài tập Hóa học 10. Trong dãy oxit : (Na_2O, MgO, Al_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3,Cl_20_7). Những oxit có liên kết ion là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 16.6.

Trong dãy oxit : \(Na_2O, MgO, Al_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3,Cl_20_7\). Những oxit có liên kết ion là

A. \(Na_2O, SiO_2 , P_2O_5\)             

B. \(Na_2O, MgO, Al_2O_3\).

C. \(MgO, Al_2O_3, P_2O_5\).                   

D. \(SO_3, Cl_2O_3, Na_2O\).

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa. Tại đây

Lời giải chi tiết:

oxit có liên kết ion là: \(Na_2O, MgO, Al_2O_3\)

=> Chọn B

Câu 16.7.

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là \(ns^2np^4\). Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất là

A.50%.               B. 27%.       

C. 60%.              D. 40%.

Phương pháp giải:

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2X => công thức oxit cao nhất là XO3

Ta có: \(\dfrac{X}{{2 + X}} = 0,9412\) => X  => công thức oxit cao nhất là XO3

 \(\Rightarrow \% {X_{(X{O_3})}} = \dfrac{X}{{X + 16.3}}\)

Lời giải chi tiết:

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2

Ta có: \(\dfrac{X}{{2 + X}} = 0,9412 \Rightarrow X = 32\left( S \right)\)

=> oxit cao nhất: SO3

\( \Rightarrow \% {S_{(S{O_3})}} = \dfrac{{32}}{{32 + 16.3}} \times 100\%  = 40\% \)

=> Chọn D

Câu 16.8.

Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là

A. cacbon.                 B. chì.           

C. thiếc.                    D. silic

Phương pháp giải:

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có: \(\dfrac{16.2}{{2.16 + R}} = 0,533 \Rightarrow R \)

Lời giải chi tiết:

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có: \(\dfrac{16.2}{{2.16 + R}} = 0,533 \Rightarrow R = 28 \)

=> Silic

=> Chọn D

Câu 16.9.

Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất \(HClO_3\) là

A. +1.                 B.-2.         

C. +6.             D.+5.

Phương pháp giải:

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0 => x

Lời giải chi tiết:

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0

Số oxi hóa của Cl là x = 0 - [(-2).3 + 1] = +5

=> Chọn D

Loigiaihay.com

  • Bài 16.10 trang 38 SBT Hóa học 10

    Giải bài 16.10 trang 38 sách bài tập Hóa học 10. Hãy tính số oxi hoá của crom (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7

  • Bài 16.11 trang 39 SBT Hóa học 10

    Giải bài 16.11 trang 39 sách bài tập Hóa học 10. Hãy tính số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong hợp chất H2SO4

  • Bài 16.12 trang 39 SBT Hóa học 10

    Giải bài 16.12 trang 39 sách bài tập Hóa học 10. Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết hoá học trong các tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

  • Bài 16.13 trang 39 SBT Hóa học 10

    Giải bài 16.13 trang 39 sách bài tập Hóa học 10. Hãy cho biết sự khác nhau về các cấu tử (các hạt tạo nên tinh thể) trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

  • Bài 16.14 trang 39 SBT Hóa học 10

    Giải bài 16.14 trang 39 sách bài tập Hóa học 10. Hãy cho biết sự khác nhau về tính chất giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close