tuyensinh247

Bài 10.1, 10.2, 10.3 trang 24 SBT Hóa học 10

Giải bài 10.1, 10.2, 10.3 trang 24 sách bài tập Hóa học 10. 10.1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 10.1.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm
A. IIIA.                       B. VA.                       

C. VIIA.                      D. IA.   

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. tại đây. 

Lời giải chi tiết:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm IA.

=> Chọn D

Câu 10.2.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm
A. IA.                       B. IIA .                       

C.VIIA.                     D. VA.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. tại đây. 

Lời giải chi tiết:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là nhóm VIIA.

=> Chọn C

Câu 10.3.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (không kể nguyên tố franxi, không bền) thì

a) nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. hiđro (H).                       B. beri (Be).

C. xesi (Cs).                       D. photpho (P).

b) nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. flo (F).                       B. brom (Br) 

C. photpho (P).               D. iot (I).

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học. tại đây

Lời giải chi tiết:

Trong 1 nhóm, theo chiều tăng ĐTHN tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần

Trong 1 chu kì, theo chiều tăng ĐTHN tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

a) Kim loại mạnh nhất thuộc chu kì cuối của nhóm IA là xesi (Cs)

=> Chọn C

b) Phi kim mạnh nhất thuộc  chu kì 2 nhóm VIIA là flo (F)

=> Chọn A

Loigiaihay.com

  • Bài 10.4 trang 25 SBT Hóa học 10

    Giải bài 10.4 trang 25 sách bài tập Hóa học 10. Cho 0,64 g hỗn hợp hai kim loại X, Y (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì kế tiếp) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml H2 (đktc)

  • Bài 10.5 trang 25 SBT Hóa học 10

    Giải bài 10.5 trang 25 sách bài tập Hóa học 10. Nguyên tử X có số thứ tự là 20, thuộc chu kì 4, nhóm IIA.

  • Bài 10.6 trang 25 SBT Hóa học 10

    Giải bài 10.6 trang 25 sách bài tập Hóa học 10. Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử : (1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^2).

  • Bài 10.7 trang 25 SBT Hóa học 10

    Giải bài 10.7 trang 25 sách bài tập Hóa học 10. a) Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trước : natri (Na), Z = 11, và nguyên tố đứng sau : nhôm (Al), Z = 13.

  • Bài 10.8 trang 25 SBT Hóa học 10

    Giải bài 10.8 trang 25 sách bài tập Hóa học 10. Nguyên tố X hóa hợp với H cho hợp chất XH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close