Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - trang 35 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thứcNgười nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam. Em hãy cho biết ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Em đồng ý với ý kiến nào. Vì sao. Những việc làm dưới đây, thực hiện tốt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng. Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh. Em có đồng tình với quan đ Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam? (Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn) A. Người có quốc tịch Việt Nam. B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam. C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài. D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam. Phương pháp giải: Học sinh dùng phương pháp loại trừ để chọn câu trả lời phù hợp
=> Được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam. => Chỉ người có quốc tịch VN mới được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài. =>Không được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam. => Không được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam. Lời giải chi tiết: Người được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam là:
Câu 2 Em hãy cho biết ý kiến dưới đây là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô em chọn)
Phương pháp giải: Học sinh đọc các ý kiến và đưa ra phán đoán đúng sai Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trong buổi hội thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải học. Những người không đi học cũng không bị nhà nước xử phạt. Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật qui định: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập có để xây dựng đất nước. Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Phương pháp giải: Học sinh đọc các ý kiến của lớp Lan và đưa ra phán quan điểm đồng ý với ý kiến nào. Ví dụ: - Em đồng ý với ý kiến thứ ba, vì theo pháp luật của Việt Nam học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Lời giải chi tiết: - Em đồng ý với ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập có để xây dựng đất nước. => Vì theo pháp luật của Việt Nam học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân; Công dân được hưởng các quyền: tất cả công dân đều được đi học, bình đẳng trong học tập, trẻ em đến tuổi được đi học,…ngược lại học tập cũng là nghĩa vụ của công dân, công dân có trách nhiệm với sự nghiệp học tập phát triển tương lai đất nước. Câu 4 Những việc làm dưới đây, thực hiện tốt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? (Đánh dấu X vào ô em chọn)
Phương pháp giải: Học sinh đọc các ý kiến và cho biết Những việc làm dưới đây, thực hiện tốt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lời giải chi tiết:
Câu 5 Hà là một học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thười gian làm việc nhà giúp bố mẹ Câu hỏi: Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân? Phương pháp giải: Học sinh đọc tình huống của Hà và cho biết Hà đã thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ nào Lời giải chi tiết: - Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, bổn phận của một người con trong gia đình. Hà vừa chăm ngoan học giỏi và làm việc nhà hộ bố mẹ. Câu 6 Cùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mãi chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: “Sao bạn không đi học?”. Tùng trả lời: “Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ sống thoải mái cả đời”. 1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng? 2/ Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh? Phương pháp giải: Học sinh đọc tình huống của bạn Tùng và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: 1/ Qua câu chuyện của Tùng em có nhận xét như sau: Em không đồng tình với suy nghĩ của Tùng vì bạn ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ và chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 2/ Theo em, để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh Tùng cần làm: + Chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt. + Thực hiện tốt trách nhiệm là người con trong gia đình, là học sinh trong trường. + Thay đổi suy nghĩ sống, phải biết vươn lên, nổ lực cố gắng, không ỷ lại vào bố mẹ, bởi bố mẹ dần già yếu không thể chăm lo được cả đời cho chúng ta… Câu 7 Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy, anh hàng xóm góp ý: “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối: “Vỉa hè là nơi công cộng, chúng em có quyền đá bóng ở đây, pháp luật đã qui định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí”. Câu hỏi: 1/ Em có đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn không? Vì sao? Phương pháp giải: Học sinh đọc tình huống của bạn Trung và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: 1/ Em không đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn. => Vì theo qui định của Luật giao thông thì hành vi đá bóng trên vỉa hè là vi phạm pháp luật. Khi chúng ta thực hiên quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… 2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy => Vì: khi bóng lăn xuống lòng đường, theo quán tính thì người chơi sẽ chạy theo giữ bóng mà không để ý đến xung quanh, và vô tình gây ra tai nạn cho chính mình và cho cả những người vô tội đang tham gia giao thông trên đường… Câu 8 Anna có bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Anna mang quốc tịch Nga như mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Anna cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Anna đang nhôn nhịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bác tổ trưởng dân phố đến nhà ông bà nội Anna lập danh sách cử tri, nhìn thấy Anna bác nói: “Thế nào? Cháu gái muốn tham gia bầu cử cùng mọi người không để bác ghi tên vào danh sách cử tri”. Câu hỏi: Theo em, Anna có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao? Phương pháp giải: Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Theo em, Anna không có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội (tức Việt Nam). Vì quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền của công dân Việt Nam, trong khi Anna mang quốc tịch Nga. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|