Bài 1. Thách thức của thiên nhiên Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diềuHãy kể lại một câu chuyện mà em biết liên quan đến hậu quả của biến đổi khí hậu. Quan sát các bức ảnh trong SGK trang 46 và hoàn thành bảng sau. Chia sẻ cảm xúc của em khi được nghe kể (hoặc khi xem những đoạn phim, hình ảnh) về cuộc sống khó khăn của người dân ở vùng bị thiên tai. Sáng tạo một trang phục hoặc sản phẩm tái chế từ các đồ dùng đã qua sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Viết bài giới thiệu về sản phẩm tái chế đó và nói lên thông điệp em muốn gửi đến mọi người. Hãy liệt kê những hành Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Hãy kể lại một câu chuyện mà em biết liên quan đến hậu quả của biến đổi khí hậu. Phương pháp giải: Em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: + Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu đều xuất phát từ lượng khí CO2 thải ra quá lớn do các phương tiện giao thông, từ khí thải gia đình và nhiều nhất vẫn là lượng thải từ các nhà máy. + Những khí thải công nghiệp đã phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi những tia nguy hại từ ánh nắng mặt trời, từ đó, trái đất như bị mất đi tấm áo bảo vệ và trở nên yếu ớt trước những tác động của tự nhiên. + Lượng cây xanh mất đi khiến khí thải không được triệt tiêu, dồn ứ lại và gây ra hậu quả khôn lường cho trái đất. + Trái đất nóng lên khiến băng ở 2 cực tan ra, lượng nước biển dâng lên càng khiến nhiệt độ trái đất nóng lên. Câu 2 - Quan sát các bức ảnh trong SGK trang 46 và hoàn thành bảng sau: - Chia sẻ cảm xúc của em khi được nghe kể (hoặc khi xem những đoạn phim, hình ảnh) về cuộc sống khó khăn của người dân ở vùng bị thiên tai. Phương pháp giải: Em dựa vào hiểu biết, tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập và nói lên cảm xúc của mình. Lời giải chi tiết: - Hình 1: Sạt lở. Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sập… - Hình 2: Lũ lụt. Lũ lụt thường xảy ra khi có lượng mưa lớn và kéo dài ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hoá mạnh, kết cấu kém. - Hình 3: Bão Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự li giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m). - Cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra: + Trước thiên tai, lập kế hoạch (Quan sát xung quanh xem nơi mình sống có nằm trong các hiện tượng thiên tai trên kia hay không.) + Tìm các tuyến đường di tản khẩn và tốt nhất để rời khỏi nhà và thoát khỏi thiên tai trong khu vực bạn sinh sống. + Chuẩn bị trong thiên tai những vật dụng thiết yếu như nước, đồ ăn liền, hộp sơ cứu, trang phục thiết yếu, dụng cụ và vật dụng khẩn cấp… + Sau thiên tai: Kiểm tra các đường dây điện bị đứt, bình gas, cảnh giác loài vật hoang, mặc đồ bảo hộ khi lau dọn… Khi nghe kể về cuộc sống khó khăn của người dân ở vùng bị thiên tai: em cảm thấy rất buồn và lo lắng cho họ. Em mong rằng mọi người đều giữ gìn sức khỏe và luôn được an toàn. Câu 3 - Sáng tạo một trang phục hoặc sản phẩm tái chế từ các đồ dùng đã qua sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. - Viết bài giới thiệu về sản phẩm tái chế đó và nói lên thông điệp em muốn gửi đến mọi người. Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân, suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: - Em có thể làm sản phẩm tái chế từ các vật dụng như túi ni lông, ống hút, vỏ chai nhựa, giấy,... - Thông điệp em muốn gửi đến mọi người là: Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, đại dương… vì sức khỏe và tương lai của chúng ta. Bằng những hành động dù là nhỏ nhất, hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Tất cả kì vọng đặt trong tầm tay các bạn. Câu 4 Hãy liệt kê những hành động em sẽ làm để góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, lí giải tại sao và nêu cách thực hiện. Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết:
Câu 5 Em hãy viết bài giới thiệu về một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng mà em biết. Phương pháp giải: Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Loài động vật được giới thiệu: + Trong 25 năm qua, Voi Sumatra đã mất 70% môi trường sống do nạn phá rừng cho các đồn điền dầu cọ, nông nghiệp và các khu định cư của con người. Ước tính chưa đến 2000 tồn tại và năm 2011, Voi Sumatra được phân loại là cực kỳ nguy cấp. + Năm 1992, Sao la được phát hiện tại Việt Nam, còn được gọi là "Kỳ lân châu Á", được ca ngợi là một trong những khám phá động vật học ngoạn mục nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên, loài động vật xinh đẹp và khó nắm bắt này được coi là có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng và là một trong những động vật có vú lớn hiếm nhất tồn tại trên Trái đất. Câu 6 Hãy kể tên những hành động hằng ngày trong gia đình em góp phần bảo vệ môi trường. Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: + Trồng nhiều cây xanh + Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện + Hạn chế các loại rác thải nhựa, bao bì nilong + Sử dụng các loại bao bì giấy, túi giấy, hộp giấy Loigiaihay.com
Quảng cáo
|