Bài 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 45 CH 1

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

Lời giải chi tiết:

Các dạng ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm không khí

+ Ô nhiễm nước

+ Ô nhiễm tiếng ồn

+ Ô nhiễm ánh sáng

Câu hỏi tr 45 CH 2

Ô nhiễm ánh sáng có tác hại như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Ô nhiễm ánh sáng có tác động tiêu cực đến quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái. Ánh sáng chói dẫn đến điều kiện lái xe không an tàn. Tiếp xúc với ánh sáng lâu sẽ gây ra đau đầu, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh (rối loạn nhịp sinh học). Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng tác động tiêu cực đến sinh lí động thực vật, làm rối loạn chuyển hướng của động vật, thay đổi tương tác cạnh tranh. Điều đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Sử dụng ánh sáng không cần thiết gây lãng phí năng lượng, tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng.

Câu hỏi tr 45 VD

Trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách nào ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách 4 ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất. Vì cách 4 độ sáng bao phủ hẹp, độ chói là ít nhất trong 4 hình

Câu hỏi tr 46 CH

Ô nhiễm tiếng ồn có tác hại như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Ô nhiễm tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe tâm lí, tinh thần, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng bất lợi đối với động vật hoang dã, việc săn mồi không còn hiệu quả, gây mất cân bằng sinh thái.

Câu hỏi tr 47 VD

Phân tích bảng 1.2 và đưa ra các ví dụ về âm thanh quá to mà bạn đã gặp trong thực tiễn? Âm thanh quá to này đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Từ bảng 1.2, ta thấy mức cường độ âm càng lớn thì càng gần ngưỡng gây đau tai, hoặc gây điếc tai.

Ví dụ về âm thanh quá to: tiếng máy khoan cắt bê tông, tiếng máy phát điện, tiếng âm loa để ngoại cỡ, tiếng xe từ các phương tiện lưu thông trên đường trong giờ cao điểm,...

=> Âm thanh quá to này đã gây ảnh hưởng đến thính giác, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng.

Câu hỏi tr 47 CH

Hiệu ứng nhà kính gây tác hại như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Hiệu ứng nhà kính làm biến đổi sinh thái một cách sâu sắc như sa mạc càng mở rộn, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng, nhiệt độ trái đất ngày càng tăng thêm.

Câu hỏi tr 48 VD

a) Tại sao ở miền Bắc trong những ngày rét cần quây ni lông che phủ cho các luống lúa non (mạ)?

b) Tại sao lại không nên để trẻ em một mihf trong ô tô đỗ ngoài trời nắng nóng?

Lời giải chi tiết:

a) Vì khi quây ni lông che phủ cho các luống lúa non (mạ) sẽ tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi mặt trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn.

b) Không nên để trẻ em trong xe mà đóng hết các cửa dưới trời nắng vì khi đó sẽ xảy ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trong xe có thể lên khá cao dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí, nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi tr 49 LT

Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau:

 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

?

?

?

Ô nhiễm tiếng ồn

?

?

?

Tăng hiệu ứng nhà kính

?

?

?

Lời giải chi tiết:

 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

- Ánh sáng được sử dụng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm

- Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng

- Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực

- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng chưa đúng, chưa hợp lí dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết

- Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: gây rối loạn nhịp sinh học, có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn, lo âu,...

Ô nhiễm tiếng ồn

Những tiếng ồn trong môi trường sinh sống và làm việc vượt quá mức độ cho phép, gây cảm giác khó chịu cho con người khi nghe những loại âm thanh ấy trong khoảng thời gian nhất định

- Nguyên nhân từ thiên nhiên: hầu hết xuất phát từ hoạt động của động đất, núi lửa

- Nguyên nhân từ con người:

+ Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn đều xuất phát từ giao thông, những phương tiện đi lại của con người như máy bay, xe máy, tiếng bóp còi,...

+ Các hoạt động sản xuất như máy móc trong xây dựng, khu công nghiệp,...

+ Những hoạt động sinh hoạt như nghe nhạc, karaoke,... đều tác động không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như động thực vật

+ Các hoạt động tập thể: lễ hội, biểu tình,...

+ Đối với co người: Cản trở những hoạt động bình thường của con ngưi như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống

+ Đối với động vật hoang dã: Thay đổi cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến di truyền, tiến hóa của các loại động vật.

Tăng hiệu ứng nhà kính

Bề mặt Trái Đất nóng lên và phát ra bức xạ nhiệt sóng dài vào khí quyển

- Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên.

- Ngoài CO2 ra, các khí CH4 , CFC, SO2 , O3 , các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

- Gây nên biến đổi khí hậu và các hệ lụy từ biến đổi khí hậu như sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp, cho công nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện sống bình thường của các sinh vật bị thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp, băng tan,...

Câu hỏi tr 49 VD

Lập kế hoạch và thực hiện dự án: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ môi trường.

Thảo luận các câu hỏi định hướng:

- Tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng hiệu ứng nhà kính ở Việt nam và địa phương bạn như thế nào?

- Hiện nay có những biện pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm âm thanh và ứng phó với tác hại của sự nóng lên toàn cầu gắn với chiến lược phát triển địa phương, quốc gia và toàn cầu?

- Vì sao thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước?

- Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp này như thế nào?

Lưu ý:

* Cần phân tích sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng Vật lí để giải thích các biện pháp đặt ra.

* Nếu có một số kiến thức liên quan chưa học, hãy tìm hiểu ở sách báo và các trang web tin cậy.

Lời giải chi tiết:

- Tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng hiệu ứng nhà kính:

+ Làm mất cân bằng sinh thái

+ Làm chậm quá trình đô thị hóa

+ Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, động thực vật

- Biện pháp hạn chế:

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, nên sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng không tái tạo được

+ Hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân

+ Bảo vệ môi trường

+ Hạn chế làm tăng khí CFC ra môi trường

- Khi thực hiện tốt các biện pháp trên thì sẽ làm tăng sức khỏe của con người, bớt ô nhiễm môi trường, xã hội ngày càng phát triển hơn

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close