Giá trị thặng dư siêu ngạch?

- Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá

Quảng cáo

- Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu dược giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.

- Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xót toàn bộ xã hội tư bản thân giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Tăng năng suất lao dộng, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối cùng có một cơ sở chung đó là dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động để rút ngắn thời gian lao động cần thiết.

- Điểm khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

+ Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản cá biệt trở thành phổ biến trong xã hội. Vì thế, C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

+ Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu dược. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng xuất lao động giảm giá trị của hàng hoá.

Loigiaihay.com

  • Phân tích tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế?

    - Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.

  • Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?

    Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

  • Lý thuyết: Học thuyết giá trị thặng dư

    Ở chương IV, chúng ta đã nghiên cứu nhũng vấn đề chung về sản xuất háng hóa, về sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa.

  • Hàng hóa sức lao động

    Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T - H). Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặt biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.

  • Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

    Trong công thức T - H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà có? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Quảng cáo
close