Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân

Điều có ý nghĩa quan trọng nhất khi nghiên cứu tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh nói chung, về dân chủ và nhà nước nói riêng trong tình hình hiện nay là trên cơ sở tổng kết, đánh giá những cống hiến của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam giai đoạn trước đây

Quảng cáo

Câu hỏi. Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Trả lời:

Điều có ý nghĩa quan trọng nhất khi nghiên cứu tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh nói chung, về dân chủ và nhà nước nói riêng trong tình hình hiện nay là trên cơ sở tổng kết, đánh giá những cống hiến của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam giai đoạn trước đây (khi Người còn sống và sau khi Người qua đời đến trước đổi mới) là việc cần làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng và tấm gương của Người trong bối cảnh hiện nay, trong đó có sự vận dụng của Đảng ta.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và Nhà nước, đặt trong bối cảnh hiện nay thấy vẫn còn nhiều giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta khẳng định: dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. Bộ máy nhà nước, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, hoạch định tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Đảng ta xác định Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân, thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống. Bảo đảm cho mọi người bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật. Đó là yêu cầu xây dựng nhà nước của dân do dân. vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, kết hợp mở rộng dân chủ đi đôi với pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng công tác xây dựng bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay theo hướng “một cửa”, khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà sách nhiễu nhân dân. Tập trung cải cách các thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết khiếu kiện của công dân theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng bộ máy, cùng với xây dựng thể chế thực chất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đó phải là những người tận tâm, tận lực, có ý thức trách nhiệm với công việc, với nhân dân, đủ tài đủ đức. Muốn vậy, phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công

 

chức có phẩm chất và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, so với thời Hồ Chí Minh, ngày nay phải có những vận dụng sáng tạo như: Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp tức lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan nhà nước: bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra.... Phát huy vai trò quản lý của nhà nước cũng có nghĩa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; ngược lại, sự trong sạch, vững mạnh của Đảng lại trở thành yếu tố quyết định sự thành công của việc xây dựng bộ máy nhà nước.

Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước có một nội dung rất quan trọng là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước theo luật định. Đội ngũ cán bộ tốt là nhân tố quan trọng xây dựng nhà nước vững mạnh. Nhà nước vững mạnh là một thước đo vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền.

Tóm lại, những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân đã và đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo và phát triển trong bối cảnh mới để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với ý nghĩa là một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.

 

  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là kiểu nhà nước xôviết. tức nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. Đã là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin thì đặc điểm lớn nhất là nhà nước công nông. Nhưng xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam với sự tham gia của nhân dân vào quá trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng.

  • Nhà Nước Vì Dân

    Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác . Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất cứ môt đặc quyền đặc lợi nào. Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh

  • Nhà Nước Do Dân

    Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình.

  • Nhà nước của dân

    Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về xây dựng một Nhà nước mới ở Việt Nam là một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là quan điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Người sáng lập. Quan điểm đó xuyên suốt, có tính chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở Việt Nam.

Quảng cáo
close