Đọc hiểu - Đề số 27 - THCSGiải bài tập Đọc hiểu - Đề số 27, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10 Quảng cáo
Đề bài Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: … Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3)… (Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục) Câu 1: (1.0 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích Câu 2: (1.0 điểm) Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…” Câu 3: (1.0 điểm) Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung. Lời giải chi tiết Câu 1 Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Câu 2 - Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. - Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm. Câu 3 - Trong đoạn trích trên, câu (1) là câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. - Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này, mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng là biểu hiện của tình yêu đất nước. Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|