Đọc hiểu - Đề số 25 - THCSGiải bài tập Đọc hiểu - Đề số 25, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10 Quảng cáo
Đề bài Câu 1: (1.5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng lão móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc … (Nam Cao, Lão Hạc, ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 42) a. Tìm những trường từ vựng chỉ hoạt động và chỉ bộ phận của cơ thể trong đoạn văn trên. b. Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Câu 2: (1.5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” a. Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác? b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ dược sử dụng trong câu thơ: Đất nước như vì sao.
Lời giải chi tiết Câu 1 a) - Trường tự vựng chỉ hoạt động: co, xô, ép, chảy, ngoẹo, mếu, khóc. - Trường tự vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, mắt, đầu, miệng. b) Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. Câu 2 a) Đoạn thơ được trích trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải. b) Biện pháp tu từ được sử dựng trong câu thơ “Đất nước như vì sao”: biện pháp so sánh. Tác dụng: - Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn. - Gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; niềm tin của tác giả vào một ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|