Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Lê Văn Thiêm năm 2021Tải vềĐọc phần văn bản được trích sau đây và chọn một đáp án mà em cho là đúng. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đâu... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6 điểm Đọc phần văn bản được trích sau đây và chọn một đáp án mà em cho là đúng. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đâu... Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay. Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế? (Theo Băng Sơn) Câu 1. Tiếng "đàn chim sáo về ríu rít" được tác giá so sánh với hình ảnh nào? A. Một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu ... B. Một lớp học vừa tan. C. Một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu. D. Xốn xang mãi không chán. Câu 2. Cách so sánh "Tiếng đàn chim sáo" ở trên của tác giả có gì đặc sắc? A. Miêu tả cụ thể âm thanh tiếng đàn chim sáo. B. Miêu tả sinh động âm thanh tiếng đàn chim sáo và thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. C. Miêu tả đàn chim sáo rất vui vẻ, dễ thương. D. Miêu tả âm thanh vui nhộn của tiếng đàn chim sáo và trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. Câu 3. Tiếng chim vít vịt gợi liên tưởng gì? A. Như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng. B. Chuyện trò râm ran, xốn xang mãi. C. Ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt. D. Như tiếng thép vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm Câu 4. Tiếng chim tu hú được miêu tả bằng những hình ảnh nào? A. Khắc khoải, dìu dặt khoan thai B. Thổn thức da diết, khoai thai dìu dặt C. Kêu cho năng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ D. Kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Câu 5. Nội dung chính của phần văn bản trên là gì? A. Tả cánh đồng mùa xuân. B. Giới thiệu tiếng nói của vùng thôn quê. C. Miêu tả những âm thanh thân thuộc của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả. D. Miêu tả cảm xúc của tác giá trước vẻ đẹp của đông quê. Câu 6. Âm thanh của những loài chim nào được nhắc đến trong phần văn bản trên? A. Vít vịt, chim sáo, sơn ca. B. Tu hú, vít vịt, chào mào. C. Chim sáo, tu hú, chào mào. D. Tu hú, chim sáo, vít vịt. Câu 7. Nhóm từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "xốn xang"? A. Xao xuyến, bồi hồi B. Xao xuyến, hồi hộp C. Xôn xao, bồi hồi D. Râm ran, xao động Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu sau: "Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác." A. Ngoài đê B. Ven ruộng ngô cánh bãi C. Lại có tiếng chim khác D. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi Câu 9. Hai câu: "Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sống chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại." được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Thay thế từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối C. Lặp từ ngữ D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ Câu 10. Dấu phẩy trong câu: "Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay." có tác dụng gì? A. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu C. Ngăn cách trạng ngữ với trạng ngữ D. Ngăn cách các vế trong câu ghép Câu 11. Cho vế câu: "Phần văn bản miêu tả sinh động tiếng hót của các loài chim ...", chọn quan hệ từ và vế câu thích hợp đưới đây để tạo thành câu ghép. A. Hay tình yêu của tác giả với thiên nhiên B. Với tình yêu thiên nhiên của tác giả C. Và thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả D. Và tình cảm của tác giả với loài chim Câu 12. Trong câu: "Nghe nó mà xốn xang mãi không chán." các từ được gạch dưới gồm có: A. 2 danh từ, 2 quan hệ từ B. 2 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ C. 1 động từ, 2 đại từ, 1 quan hệ từ D. 2 động từ, 1 đại từ, 1 quan hệ từ B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, cảnh vật như thêm sức sống mới. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong … Băng một bài văn ngăn (khoảng 15 dòng), em hãy miêu tả lại vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa theo quan sát và tưởng tượng của em. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6 điểm
Câu 1. Tiếng "đàn chim sáo về ríu rít" được tác giá so sánh với hình ảnh nào? A. Một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu ... B. Một lớp học vừa tan. C. Một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu. D. Xốn xang mãi không chán. Lời giải Em đọc kĩ nội dung đoạn 1, câu 1. Tiếng "đàn chim sáo về ríu rít" được tác giá so sánh với một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu ... Đáp án: A Câu 2. Cách so sánh "Tiếng đàn chim sáo" ở trên của tác giả có gì đặc sắc? A. Miêu tả cụ thể âm thanh tiếng đàn chim sáo. B. Miêu tả sinh động âm thanh tiếng đàn chim sáo và thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. C. Miêu tả đàn chim sáo rất vui vẻ, dễ thương. D. Miêu tả âm thanh vui nhộn của tiếng đàn chim sáo và trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. Lời giải Cách so sánh "Tiếng đàn chim sáo" ở trên của tác giả miêu tả sinh động âm thanh tiếng đàn chim sáo và thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả Đáp án: B Câu 3. Tiếng chim vít vịt gợi liên tưởng gì? A. Như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng. B. Chuyện trò râm ran, xốn xang mãi. C. Ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt. D. Như tiếng thép vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm Lời giải Tiếng chim vít vịt như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng Đáp án: A Câu 4. Tiếng chim tu hú được miêu tả bằng những hình ảnh nào? A. Khắc khoải, dìu dặt khoan thai B. Thổn thức da diết, khoai thai dìu dặt C. Kêu cho năng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ D. Kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Lời giải Em đọc kĩ nội dung đoạn 3, câu 3. Tiếng chim tu hú được miêu tả bằng những hình ảnh: kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Đáp án: D Câu 5. Nội dung chính của phần văn bản trên là gì? A. Tả cánh đồng mùa xuân. B. Giới thiệu tiếng nói của vùng thôn quê. C. Miêu tả những âm thanh thân thuộc của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả. D. Miêu tả cảm xúc của tác giá trước vẻ đẹp của đông quê. Lời giải Nội dung chính của phần văn bản trên là miêu tả những âm thanh thân thuộc của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả. Đáp án: C Câu 6. Âm thanh của những loài chim nào được nhắc đến trong phần văn bản trên? A. Vít vịt, chim sáo, sơn ca. B. Tu hú, vít vịt, chào mào. C. Chim sáo, tu hú, chào mào. D. Tu hú, chim sáo, vít vịt. Lời giải Âm thanh của tu hú, chim sáo, vít vịt được nhắc đến trong phần văn bản trên. Đáp án: D Câu 7. Nhóm từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "xốn xang"? A. Xao xuyến, bồi hồi B. Xao xuyến, hồi hộp C. Xôn xao, bồi hồi D. Râm ran, xao động Lời giải Xốn xang: ở tâm trạng có những xúc động tình cảm khiến trong lòng rạo rực, bứt rứt không yên Xao xuyến: ở trạng thái có những tình cảm dấy lên trong lòng và thường kéo dài khó dứt Bồi hồi: ở trong trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ trở đi trở lại, làm xao xuyến không yên Từ đồng nghĩa với từ “xốn xang” là xao xuyến, bồi hồi. Đáp án: A Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu sau: "Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác." A. Ngoài đê B. Ven ruộng ngô cánh bãi C. Lại có tiếng chim khác D. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi Lời giải Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi Đáp án: D Câu 9. Hai câu: "Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sống chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại." được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Thay thế từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối C. Lặp từ ngữ D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ Lời giải Hai câu được liên kết bằng cách thay thế từ “con chim tu hú” bằng từ “nó”. Đáp án: A Câu 10. Dấu phẩy trong câu: "Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay." có tác dụng gì? A. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu C. Ngăn cách trạng ngữ với trạng ngữ D. Ngăn cách các vế trong câu ghép Lời giải Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vị ngữ trong câu. Đáp án: B Câu 11. Cho vế câu: "Phần văn bản miêu tả sinh động tiếng hót của các loài chim ...", chọn quan hệ từ và vế câu thích hợp đưới đây để tạo thành câu ghép. A. Hay tình yêu của tác giả với thiên nhiên B. Với tình yêu thiên nhiên của tác giả C. Và thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả D. Và tình cảm của tác giả với loài chim Lời giải Phần văn bản miêu tả sinh động tiếng hót của các loài chim và thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đáp án: C Câu 12. Trong câu: "Nghe nó mà xốn xang mãi không chán." các từ được gạch dưới gồm có: A. 2 danh từ, 2 quan hệ từ B. 2 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ C. 1 động từ, 2 đại từ, 1 quan hệ từ D. 2 động từ, 1 đại từ, 1 quan hệ từ Lời giải Động từ: nghe, xốn xang Đại từ: nó Quan hệ từ: mà Vậy có 2 động từ, 1 đại từ, 1 quan hệ từ Đáp án: D B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, cảnh vật như thêm sức sống mới. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong … Băng một bài văn ngăn (khoảng 15 dòng), em hãy miêu tả lại vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa theo quan sát và tưởng tượng của em. Lời giải - Về hình thức: Bài viết cần đảm bảo bố cục của 1 bài văn gồm mở bài, thân bài, kết bài. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu. - Về nội dung: Bài viết cần đảm bảo đủ 2 ý sau: + Vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa + Vẻ đẹp con người Bài viết có thể là sự tưởng tưởng của học sinh nhưng cần làm rõ câu mở đầu. Bài viết mẫu 1: Cơn mưa dông bỗng nhiên kéo đến, rồi lại đột ngột rời đi. Mới trước đó, mưa còn ào ào như thác đổ, vậy mà chỉ sau một tiếng sấm lớn, mưa liền biến mất theo cơn gió. Mưa dông tạnh hẳn, trời cũng bừng sáng lên. Trên cao, bầu trời trong xanh trở lại, như có người họa sĩ nào vừa tô vẽ lại cho những đám mây đen trở nên trắng bồng bềnh. Ông mặt trời hiền từ cũng trở lại, chiếu những tia nắng vàng ấm áp xuống mặt đất. Tia nắng xuyên qua tầng mây, rọi xuống đường phố, hong khô những bức tường, những con đường và vòm cây ướt đẫm. Những con đường nhựa đen bóng nước mưa, đôi chỗ đọng lại cả vũng nước to chưa thoát kịp. Mấy chiếc nắp cống vẫn còn ọc ọc liên tục để đẩy hết nước mưa về dưới đất. Lá khô bị mưa dông quét hết về hai bên đường, làm cho cả con đường và vỉa hè trở nên sạch sẽ hơn hẳn. Mưa vừa tạnh, phố phường lại nhộn nhịp hơn. Từ các con ngõ, dòng người đổ ra đông đúc, tiếng còi xe lại rộn ràng. Hai bên vỉa hè, các cửa hàng lại mở cửa để đón khách, những chiếc xe bán hàng rong cũng trở lại vị trí cũ. Khách hàng cũng nô nức ghé thăm và thưởng thức món ngon. Thỉnh thoảng, lại bắt gặp các cô các dì đang tranh thủ quét dọn sân vườn, lau khô nước mưa còn bám trên cửa kính, hiên nhà. Trên vòm cây, những chú chim nhỏ lại líu ríu ca hát. Thỉnh thoảng, chúng lại hốt hoảng bay lên vì gió thổi làm nước trên cành cây rơi xuống ào ào. Bầu không khí sau cơn mưa vừa mát mẻ, trong lành lại dễ chịu vô cùng. Nhờ những cơn mưa rào như vậy, mà phố phường được tiếp thêm sức sống để tiếp tục hoạt động nhộn nhịp của mình. Bài viết mẫu 2: Nghe tiếng chim rộn rã ngoài cửa sổ, em bừng tỉnh giấc. Bước ra ngoài, ngắm khung cảnh sau trận mưa rào đêm qua, thật tràn đầy sức sống. Những giọt nước còn đọng lại trên lá cây, long lanh trong ánh nắng ban mai. Mặt vườn đất vẫn còn đang ẩm, những chú giun bò lên sau trận mưa rào, lại đang làm mồi cho lũ gà con đói bụng. Đàn gà con chạy lon ton theo mẹ với bộ lông vàng óng như những cục bông tròn lăn trên mặt đất. Chắc cả đêm qua chúng núp sau mẹ nên không bị ướt, bộ lông còn bồng bềnh lắm. Sau cơn mưa, trời lại sáng, bầu trời hôm nay trong xanh, mặt trời bắt đầu lân cao tỏa nắng xuống hong khô mặt đất. Vạn vật sau cơn mưa như được truyền năng lượng cho một ngày sống mới, gột rửa bụi bẩn, được tưới đẫm nước. Cây cối như xanh tốt hơn và vườn hoa hôm nay nở rộ, cánh hoa có những giọt nước đọng lại đẹp tựa những hạt ngọc trai. Chim cũng líu lo hót chào ngày mới, vạn vật đều như được truyền nguồn năng lượng tích cực. Ngoài đường, xe cộ đi lại đông đúc, nhìn mặt ai nấy cũng tươi tỉnh và rạng rỡ hơn hẳn. Có lẽ vì trận mưa đêm qua đã xua đi bao sự oi bức, nóng nực của những ngày hạ vừa qua, mặt đường còn chưa khô hẳn. Sự sống như được hồi sinh và phát triển tích cực, cây hoa ti- gôn hôm nay nhìn dài ra nhiều quá, và nở những bông hoa màu hồng nhạt nhìn mới đẹp làm sao. Ở những ống nước, nước mưa đang chảu róc rách xuống cống, nghe ngỡ như âm thanh tiếng suối chảy cậy. Sinh hoạt sau cơn mưa thật nhộn nhịp và giàu sức sống biết bao. Cơn mưa đêm qua đã mang đến những nguồn năng lượng tích cực nhất cho cả thiên nhiên, con người và con vật, để mọi người hòa cùng nhịp sống vui tươi hơn.
Quảng cáo
|