Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức - Đề số 6Tải về Muỗi anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Muỗi anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người? A. Bệnh dịch tả B. Bệnh sốt rét C. bệnh ngủ li bì D. Bệnh viêm đường hô hấp Câu 2: Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người. Câu 3: Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là: A. 35NB. 3,5NC. 3500ND. 350N Câu 4: Chim có thể gây những tác hại nào dưới đây đối với con người? 1) Có tuyến độc, gây hại cho con người 2) Gây bệnh cho con người và sinh vật 3) Tác nhân truyền bệnh 4) Phá hoại mùa màng A. 1 và 2B. 3 và 4C. 1 và 3D. 2 và 4 Câu 5: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú? A. Chim cánh cụtB. DơiC. Đà điểuD. Cá sấu Câu 6: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách: A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2 C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2 D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2 Câu 7: Động vật bò sát nào dưới đây có lợi ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột, …? A. Thằn lằn, rắn B. Cá sấu, rùa C. Ba ba, rùa D. Trăn, cá sấu Câu 8: Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây? 1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể 2) Đi bằng 2 chân 3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ 4) Có răng A. 1, 2, 3B. 1, 2, 4C. 1, 3, 4D. 2, 3, 4 Câu 9: Loài cá nào sau đây có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải? A. Cá đuối B. Cá rô phiC. Cá nócD. Lươn Câu 10: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể? A. Vì chúng có ruột dạng túi B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp C. Vì chúng không có hậu môn D. Vì chưa có hệ thống tiêu hóa Câu 11: Đặc điểm nào khiến chim cánh cụt có thể sống được ở thời tiết lạnh giá: A. có bộ lông dày B. có lớp mỡ dày C. có tập tính ngủ đông D. cả 3 đáp án đúng Câu 12: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm? A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng. Câu 13: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do: A. Nhiệt độ quá nóng B. Độ ẩm thấp C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít D. Cả ba đáp án đúng Câu 14: Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang? A. Sinh sản bằng cách nảy mầm B. Có khả năng quang hợp C. San hô có xúc tu quang miệng để bắt mồi và tiêu hóa chúng D. Tất cả các đáp án trên Câu 15: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quanh trục ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? A. Trái Đất B. Hải Vương tinh C. Kim tinh D. Mộc tinh Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”. A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời. B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời. C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời. D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng. Câu 17: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi: A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời. Câu 18: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng A. từ Tây sang Đông. B. từ Đông sang Tây. C. từ Nam sang Bắc. D. từ Bắc sang Nam. Câu 19: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội: (1) Phơi quần áo dưới ánh nắng. (2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED. (3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong. (4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội. (5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng. (6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm. A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (4), (6). Câu 20: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là A. Thiên thạch. B. Thiên hà. C. Vũ Trụ. D. Dải Ngân hà. Câu 21: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào? A. Ban ngày B. Ban đêm C. Giữa trưa D. Nửa đêm Câu 22: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”. A. to lớn, Ngân Hà B. nhỏ bé, Ngân Hà C. to lớn, Mặt Trăng D. nhỏ bé, Trái Đất. Câu 23: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 24: Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng? A. Mặt Trời, sao chổi, sao Kim. B. Sao Kim, sao Hỏa, sao Thổ. C. Ngôi sao, Mặt Trời. D. Cả A, B, C. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh. B. Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn. C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời. D. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác. Câu 26: Chọn phát biểu đúng? A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà. B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà. C. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ. D. Cả A, B, C sai Câu 27: Chọn phát biểu đúng? A. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà. B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó. C. Cả A, B đúng D. Cả A, B sai. Câu 28: Hành tinh là A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao. B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao. C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do. D. một tập hợp các sao. Phần 2: Tự luận (3 điểm) Câu 1: a. Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất. b. Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời? c. Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời? Câu 2: Em hãy nêu một số loài động vật đang bị suy giảm về số lượng mà em biết. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đó và một số biện pháp bảo vệ các loài sinh vật. Đáp án Đáp án và lời giải chi tiết Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1:
Phương pháp giải Muỗi anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét cho người. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 2:
Phương pháp giải Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 3:
Phương pháp giải Trọng lượng của bạn học sinh đó là: P = 10m = 10 . 35 = 350 (N) Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 4:
Phương pháp giải Chim có thể gây những tác hại với con người như: 3) Tác nhân truyền bệnh 4) Phá hoại mùa màng Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 5:
Phương pháp giải Động vật thuộc lớp Thú bao gồm: dơi, cá voi, chó, mèo, voi … Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 6:
Phương pháp giải Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 7:
Phương pháp giải Động vật bò sát như thằn lằn, rắn có lợi ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột, … Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 8:
Phương pháp giải Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm: 1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể 2) Đi bằng 2 chân 3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 9:
Phương pháp giải Cá nóc có độc, có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 10:
Phương pháp giải Thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể vì chúng không có cơ quan hô hấp. Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 11:
Phương pháp giải Chim cánh cụt có thể thích nghi với đời sống lạn giá là do chúng có lớp mỡ dưới da dày, bộ lông dày và có tập tính ngủ đông. Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 12:
Phương pháp giải Khẳng định đúng khi nói về cấu tạo của nấm là: Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 13:
Phương pháp giải Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do nhiệt độ quá nóng, độ ẩm thấp, và nguồn thức ăn hạn chế, ít dinh dưỡng. Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 14:
Phương pháp giải San hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang do chúng có đặc điểm: Sinh sản bằng cách nảy mầm Có khả năng quang hợp San hô có xúc tu quang miệng để bắt mồi và tiêu hóa chúng Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 15:
Phương pháp giải Trong hệ Mặt Trời, Kim tinh tự quay quanh trục ngược lại so với các hành tinh khác Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 16:
Phương pháp giải Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 17:
Phương pháp giải Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 18:
Phương pháp giải Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 19:
Phương pháp giải Các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội: - Phơi quần áo dưới ánh nắng - Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED - Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 20:
Phương pháp giải Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là Thiên hà Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 21:
Phương pháp giải Ta thường thấy Mặt Trời khi Ban ngày Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 22:
Phương pháp giải Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà, ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 23:
Phương pháp giải Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 24:
Phương pháp giải Ngôi sao, Mặt Trời có thể tự phát sáng Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 25:
Phương pháp giải Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 26:
Phương pháp giải Hệ Mặt Trời không phải là trung tâm của Ngân Hà Từ Trái Đất ta không thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà Ngân Hà không bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 27:
Phương pháp giải Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 28:
Phương pháp giải Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao Lời giải chi tiết Đáp án B Phần 2: Tự luận (3 điểm) Câu 1:
Phương pháp giải Áp dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết Đáp án a. Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. b. Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh. c. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống. Câu 2:
Lời giải chi tiết Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc... Nguyên nhân:
Biện pháp:
Quảng cáo
|