Đề thi học kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đề thi học kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Hiện nay, có khoảng 20 loại acid amin đã được phát hiện, chúng có điểm giống nhau về cấu tạo là đều có nhóm

  • A
    ribose (C5H10O5) và carboxyl (- COOH).
  • B
    amine (- NH2) và acid phosphoric (H3PO4).
  • C
    ribose (C5H10O5) và acid phosphoric (H3PO4).
  • D
    amin (- NH2) và carboxyl (- COOH).
Câu 2 :

Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là

  • A
    thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
  • B
    kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
  • C
    chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
  • D
    bào quan không có màng bao bọc.
Câu 3 :

Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với ADN ở vùng nhân.

Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:

  • A
    ARN/ di truyền độc lập.
  • B
    ARN/ liên kết.
  • C
    ADN thẳng/ nhân đôi cùng.
  • D
    ADN vòng/ nhân đôi độc lập.
Câu 4 :

Công thức chung của carbohydrate là

  • A
    (CH2O)n.
  • B
    [C(HO)2]n.
  • C
    (CHON)n.
  • D
    (CHO)n.
Câu 5 :

Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất

  • A
    từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
  • B
    từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
  • C
    có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
  • D
    có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 6 :

Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng

  • A
    trương lên rồi vỡ ra.
  • B
    co lại rồi vỡ ra.
  • C
    trương lên rồi co lại.
  • D
    co nguyên sinh.
Câu 7 :

Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là

  • A
    lưới nội chất trơn.
  • B
    lysosome.
  • C
    ti thể.
  • D
    lưới nội chất hạt.
Câu 8 :

Phân tử sinh học nào sau đây khác với các phân tử còn lại?

  • A
    Maltose.
  • B
    Glucose.
  • C
    Lactose.
  • D
    Sucrose.
Câu 9 :

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

  • A
    Có khả năng thích nghi với môi trường.
  • B
    Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  • C
    Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
  • D
    Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 10 :

Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

  • A
    Lục lạp, ribosome
  • B
    Lục lạp, thành tế bào
  • C
    Thành tế bào, nhân
  • D
    Ti thể, lục lạp
Câu 11 :

Chất dưới đây không phải lipit là?

  • A
    Sáp
  • B
    cellulose
  • C
    cholesterol
  • D
    estrogen
Câu 12 :

Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào

  • A
    nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
  • B
    môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
  • C
    nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
  • D
    nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Hiện nay, có khoảng 20 loại acid amin đã được phát hiện, chúng có điểm giống nhau về cấu tạo là đều có nhóm

  • A
    ribose (C5H10O5) và carboxyl (- COOH).
  • B
    amine (- NH2) và acid phosphoric (H3PO4).
  • C
    ribose (C5H10O5) và acid phosphoric (H3PO4).
  • D
    amin (- NH2) và carboxyl (- COOH).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiện nay, có khoảng 20 loại acid amin đã được phát hiện. mỗi amino acid đều có cấu tạo từ 3 phần: nhóm amin (NH2), nhóm carboxyl (COOH) và một gốc R, trong đó gốc R là thành phần để phân biệt các amino acid khác nhau hay cùng loại.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 2 :

Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là

  • A
    thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
  • B
    kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
  • C
    chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
  • D
    bào quan không có màng bao bọc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin. Vì thành tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi peptidoglycan.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 3 :

Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với ADN ở vùng nhân.

Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:

  • A
    ARN/ di truyền độc lập.
  • B
    ARN/ liên kết.
  • C
    ADN thẳng/ nhân đôi cùng.
  • D
    ADN vòng/ nhân đôi độc lập.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở vi khuẩn, plasmid là DNA vòng nhỏ, có khả năng nhân đôi độc lập với ADN ở vùng nhân.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 4 :

Công thức chung của carbohydrate là

  • A
    (CH2O)n.
  • B
    [C(HO)2]n.
  • C
    (CHON)n.
  • D
    (CHO)n.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức chung của carbohydrate là (CH2O)n. Ví dụ: đường glucose có công thức là C6H12O6, đường saccharose có công thức là C11H22O12.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 5 :

Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất

  • A
    từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
  • B
    từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
  • C
    có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
  • D
    có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 6 :

Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng

  • A
    trương lên rồi vỡ ra.
  • B
    co lại rồi vỡ ra.
  • C
    trương lên rồi co lại.
  • D
    co nguyên sinh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng trương lên rồi vỡ ra.

Vì nước cất là môi trường nhược trương, nước sẽ di chuyển vào trong tế bào hồng cầu làm tế bào trương lên và vỡ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 7 :

Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là

  • A
    lưới nội chất trơn.
  • B
    lysosome.
  • C
    ti thể.
  • D
    lưới nội chất hạt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là lưới nội chất hạt.

Vì lưới nội chất hạt có nhiệm vụ tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào, enzyme amylase có bản chất là protein nên các tế bào tuyến nước bọt thường có lưới nội chất hạt phát triển.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 8 :

Phân tử sinh học nào sau đây khác với các phân tử còn lại?

  • A
    Maltose.
  • B
    Glucose.
  • C
    Lactose.
  • D
    Sucrose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấy 3 loại đường maltose, lactose và sucrose đều thuộc nhóm đường đôi, còn glucose là đường đơn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 9 :

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

  • A
    Có khả năng thích nghi với môi trường.
  • B
    Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  • C
    Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
  • D
    Phát triển và tiến hoá không ngừng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 10 :

Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

  • A
    Lục lạp, ribosome
  • B
    Lục lạp, thành tế bào
  • C
    Thành tế bào, nhân
  • D
    Ti thể, lục lạp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là lục lạp và thành tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 11 :

Chất dưới đây không phải lipit là?

  • A
    Sáp
  • B
    cellulose
  • C
    cholesterol
  • D
    estrogen

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất không phải lipid là cellulose. Cellulose thuộc nhóm đường đa.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 12 :

Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào

  • A
    nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
  • B
    môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
  • C
    nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
  • D
    nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Quang hợp là quá trình mà thực vật và các sinh vật quang tự dưỡng khác chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng nhờ tế bào có lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng.

Lời giải chi tiết :

Trong tổng hợp các chất và dự trữ năng lượng, quang hợp có vai trò vô cùng quan trọng và đây cũng quá trình quan trọng nhất đối với hệ thống sống.
Quá trình này giúp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng để dự trữ và cung cấp cho quá trình phân giải còn năng lượng và các sản phẩm trung gian được giải phóng ra trong quá trình phân giải lại có thể được sử dụng cho quá trình tổng hợp.

Phương pháp giải :

Quan sát và so sánh cấu trúc của Glucose, Glycogen và tinh bột để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose vì:
- Ở động vật và người thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều, đòi hỏi nhièu năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng
lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ.
- Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột và bền hơn Glucose.
- Tinh bột cấu trúc phân nhánh, phần trăm chất không tan trong nước nhiều nên khó sử dụng.
- Glucose dễ phân giải khó dự trữ hơn glycogen.

close