Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Chân trời sáng tạo - Đề số 5Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách Chân trời sáng tạo đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp HƠI ẤM BÀN TAY (Lưu Quang Vũ) Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói thì bàn tay đã nói Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.
Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.
Những ngày xa, trời nhớ một màu xanh Xây trận địa bàn tay ta rám nắng Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.
Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời Ấm hơi ấm ở tay mình lưu luyến Và ở tận đầu kia trận tuyến Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.
Khi đàn chim bay tới rợp trời trưa Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ Hai vì sao đổi ngôi trong đêm gió... Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta. (Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002) Câu 1. Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Hãy đặt tên cho từng đoạn để từ đó xác định mạch cảm xúc, cấu tứ độc đáo và hình tượng chính của bài thơ. (0.5 điểm) Câu 2. Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi a, b, c. (1.0 điểm) a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt nào b) Tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì trong dòng thơ “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói”? Phân tích thủ pháp nghệ thuật trong dòng thơ để làm rõ điều đó. c) Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong khổ thơ. Câu 3. Thi sĩ đã dùng những từ ngữ nào, thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả những cảm nhận của mình về hai bàn tay nắm chặt? Phân tích đôi điều làm rõ những cảm nhận đó trong khổ thơ thứ hai. (1.0 điểm) Câu 4. Đọc khổ 3, 4 và trả lời các câu hỏi a, b, c. (1.0 điểm) a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả trong những hoàn cảnh nào? b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” có vai trò như thế nào trong khắc hoạ bàn tay ta? c) Điều gì làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta? Cảm xúc của tác giả khi nói và bàn tay ta? Câu 5. Tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp nào? Em có đồng ý với điều đó không? Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào đã chuyển tải bức thông điệp đó? (0.5 điểm) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. Nêu đánh giá của em về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ và ý nghĩa của hình ảnh bàn tay. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi. (2.0 điểm) (2đ) Câu 2. Viết văn bản (600 chữ) so sánh, đánh giá hình ảnh đôi bàn tay trong bài thơ Hơi ấm bàn tay của Lưu Quang Vũ và trong bài thơ Bàn tay em của Xuân Quỳnh (sau đây). Từ đó làm nổi bật sự độc đáo trong cách kiến tạo hình tượng/hình ảnh thơ của mỗi tác giả. BÀN TAY EM (Xuân Quỳnh) Gia tài em chỉ có bàn tay Em trao tặng cho anh từ ngày ấy Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy Quá khứ dài là mái tóc em đen Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?
Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ Hái rau rền rau rệu nấu canh Tập vá may, tết tóc một mình Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ
Đường tít tắp, không gian như bể Anh chờ em cho em vịn bàn tay Trong tay anh, tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc Tay em dừng trên vầng trán lo âu Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ Lấy thời gian em viết những dòng thơ Để thấy được chúng mình không cách trở.... Bàn tay em, gia tài bé nhỏ Em trao anh cùng với cuộc đời em (Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án đề 5 Câu 1
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để phân chia bố cục Chú ý các hình ảnh thể hiện mạch cảm xúc, cấu tứ độc đáo Lời giải chi tiết: + Đoạn 1 gồm 2 khổ thơ đầu: Hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay. + Đoạn 2 gồm 2 khổ tiếp theo (khổ 3, 4): Đôi bàn tay ta giữa cuộc đời. + Đoạn 3 là khổ cuối (khổ thứ 5): Tay mình vượt khoảng xa đến với tay ta. – Mạch cảm xúc: Đi từ sự cảm nhận hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay đến sức mạnh, nghị lực trong đôi bàn tay ta (có hơi ấm của đôi bàn tay mình), và kết thúc là hình ảnh đôi bàn tay mình vượt qua nghìn trùng để truyền hơi ấm, tiếp thêm sức sống cho tay ta (cho “ta”). - Cấu tứ độc đáo: mở đầu là hai bàn tay, hai hơi ấm, hai sức sống hoà quyện trong nhau; kết thúc vẫn là đôi bàn tay (ở xa nhau) đang hướng về nhau, tiếp tục truyền hơi ấm cho nhau. - Hình tượng chính của bài thơ: đôi bàn tay. Câu 2
Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ đầu và yêu cầu đề bài Lời giải chi tiết: a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt: hai người nắm tay nhau trong phút chia tay. Người ra đi lên đường ra mặt trận, người ở lại nơi hậu phương (Xây trận địa, trận tuyến). b) Nghệ thuật - Hoán dụ: bàn tay (lấy bộ phận chỉ toàn thể); Nhân hoá: Bàn tay đã nói. + Đây là dòng thơ đặc sắc có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: nắm bàn tay của nhau trong phút chia xa họ cảm nhận, hiểu được nỗi lòng, cảm xúc của nhau từ hơi ấm của đôi bàn tay. Đó là những tín hiệu không lời, phi ngôn ngữ đầm ấm chứa đựng những điều mà ngôn ngữ/ lời nói không thể chuyển tải được. c) Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện rõ nhất ở hai dòng thơ cuối, trong hai chữ “bồi hồi” - “Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại”: Dòng thơ giàu sức gợi (hình dung trong người đọc về chàng trai trong phút chia tay) gợi cảm xúc nuối tiếc, lưu luyến. Phút giây ta chỉ nắm tay mình như ngưng đọng lại, thời gian và không gian không thể làm nguội lạnh hơi ấm mà trái lại chúng đã truyền làn hơi ấm nóng ấy vào tim, lưu lại vĩnh viễn trong tâm hồn người ra đi. - Hai chữ “bồi hồi” được hiểu là những xao xuyến, xôn xao trong lòng. Nét tinh tế ở đây là thi sĩ không nói bồi hồi trong lòng mà là “Còn bồi hồi trong những ngón tay ta ; tức là hơi ấm nóng lưu lại ở ngón tay khiến lòng ta xao xuyến, xôn xao. Câu 3
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật diễn tả cảm nhận của tác giả và phân tích Lời giải chi tiết: Từ ngữ đặc sắc: gặp gỡ, nhập, hoà nhau, trao, chuyển. Nghệ thuật: so sánh (“Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa”); Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (“Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình"). + Hàng loạt động từ cùng nghệ thuật so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác diễn tả sự hoà quyện từ đôi bàn tay của hai ta mình đã vận động chuyển hoá tạo nên những điều kì diệu của cho cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.... trong cái nắm tay rất chặt, ta và mình cảm nhận rõ dòng máu của mẹ cha đang “vận động” trong bàn tay mình, cơ thể của mình. Đó là sự tiếp nối, lớn mạnh từ quá khứ – hiện tại – tương lai để tạo nên mạch nguồn mạnh mẽ. Câu 4
Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ 3,4 và yêu cầu đề bài Lời giải chi tiết: a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả: + Xây trận địa bàn tay ta rám nắng Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi. + Bàn ta được gợi tả trong các hoàn cảnh khác nhau: vững vàng, khi thực hiện nhiệm vụ của người lính; mềm mại với cỏ cây hoa lá, đầy suy tư khi áp lên vầng trán,.. b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” gợi hoàn cảnh cụ thể làm nổi bật vẻ đẹp của bàn tay ta – vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung, mạnh mẽ của người lính nơi chiến trường gian khổ. c) Điều làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta: “Bàn tay mình mang ánh năng tay ta” – là tình yêu của bạn gái ở hậu phương, là hơi ẩm từ bàn tay người yêu còn lưu lại từ phút giây chia tay ("Âm hơi ấm ở tay mình lưu luyến”... “Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta”) để người lính có sức mạnh đặc biệt, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh cộng hưởng từ hai trái tim. Câu 5
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và suy ra thông điệp của tác giả Nêu ý kiến của bản thân Lời giải chi tiết: Tác giả gửi đến người đọc thông điệp: - Dù ở nơi đâu, khi nào, trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất tình yêu đôi lứa thì sự thuỷ chung, chân thành cũng làm nên tình yêu cuộc sống và sức mạnh cho mỗi người ("Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời/ Và ở tận đầu kia trận tuyến/ Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.) - Tình yêu thuỷ chung, chân thành luôn có sức mạnh, có khả năng diệu kì: vượt qua muôn ngàn thử thách, khoảng cách để hướng về nhau, ở bên nhau, truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống (“Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa/ Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.”) - Hãy biết trân trọng tình cảm chân thành và hãy tin vào sức mạnh của tình yêu. II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2 điểm)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn Lời giải chi tiết: Các yếu tố nghệ thuật nổi bật: - Cặp từ ta – mình: Cặp từ quen thuộc trong văn học truyền thống khiến cho bài thơ trở nên quen thuộc, gần gũi, nhưng cũng rất mới mẻ, rất phù hợp để diễn tả tình cảm gắn bó, chân thành, thuỷ chung. + Hình ảnh đôi bàn tay, với chữ tay xuất hiện 11 lần – tượng trưng cho tình yêu con người, thể hiện vẻ đẹp của con người. + Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Hoán dụ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ (Học sinh đưa dẫn chứng). - Ý nghĩa hình ảnh bàn tay: Học sinh tự rút ra tuỳ theo nhận thức của cá nhân. – Học sinh có thể tham khảo gợi ý sau: + Bàn tay mình tiếp thêm sức mạnh cho ta thực hiện hoài bão lớn cuộc đời. + Bàn tay rám nắng, vững vàng khi thực hiện nhiệm vụ của người lính; mềm mại với cỏ cây hoa lá; đầy suy tư khi áp lên vầng trán. + Bàn tay mình vỗ về, yêu thương, động viên, ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Câu 2.
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|