Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi giữa học kì 1 - Đề số 4

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),... có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cưm từ thích hợp vào chỗ trống.

  • A

    (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.

  • B

    (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

  • C

    (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.

  • D

    (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Câu 2 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?

  • A

    Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.

  • B

    Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.

  • C

    Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.

  • D

    Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Câu 3 :

Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

  • A

    Sương đọng trên lá cây.

  • B

    Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

  • C

    Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

  • D

    Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 4 :

Đơn vị của độ biến thiên nội năng ∆U là

  • A

    °C.

  • B

    K.

  • C

    J.

  • D

    Pa.

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng: Nội năng là

  • A

    tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

  • B

    tổng của động năng và thế năng của vật.

  • C

    tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

  • D

    tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 6 :

Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do

  • A

    Nội năng của chất khí tăng lên.

  • B

    Nội năng của chất khí giảm xuống.

  • C

    Nội năng của chất khí không thay đổi.

  • D

    Nội năng của chất khí bị mất đi.

Câu 7 :

Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật

  • A

    Tăng 80 J.

  • B

    Giảm 80 J.

  • C

    Không thay đổi.

  • D

    Giảm 320 J.

Câu 8 :

Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

  • A

    1,5 J.

  • B

    1,0 J.

  • C

    0,5 J.

  • D

    -1 J.

Câu 9 :

Một cục nước đá ở 0 °C được thả vào nước ở 0 °Khi đó nước đá sẽ

  • A

    tan chảy.

  • B

    chuyển thành nước.

  • C

    không tan.

  • D

    tan chảy một phần.

Câu 10 :

Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là

  • A

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (10 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

  • B

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (0 °C) làm chuẩn.

  • C

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

  • D

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (10 °C) làm chuẩn.

Câu 11 :

Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác?

  • A

    hình A.

  • B

    hình B.

  • C

    hình C.

  • D

    hình D.

Câu 12 :

104 °C ứng với bao nhiêu K?

  • A

    313 K.

  • B

    298 K.

  • C

    328 K.

  • D

    377 K.

Câu 13 :

Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

  • A

    8.104J.

  • B

    10.104J.

  • C

    33,44.104J.

  • D

    32.103J.

Câu 14 :

Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

  • A

    Q = 7.107 J.

  • B

    Q = 167 kJ.

  • C

    Q = 167 J.

  • D

    Q = 167.106 J.

Câu 15 :

Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là

  • A

    23.106 J.

  • B

    2,3.105 J.

  • C

    2,3.106 J.

  • D

    0,23.104 J.

Câu 16 :

Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?

  • A

    Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

  • B

    Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

  • C

    Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

  • D

    Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 17 :

Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

  • A

    Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

  • B

    Jun trên kilôgam (J/kg).

  • C

    Jun (J).

  • D

    Jun trên độ (J/độ).

Câu 18 :

Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là

  • A

    (2), (4), (3), (1), (5).

  • B

    (1), (4), (2), (3), (5).

  • C

    (1), (2), (3), (4), (5).

  • D

    (3), (2), (4), (1), (5).

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông.

Thời gian (giờ)

1

4

7

10

13

16

19

22

Nhiệt độ (°C)

13

13

13

18

18

20

17

12

Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:

a) Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.

Đúng
Sai

d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Trong các phát biểu sau đây về chất ở thể rắn, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Ở thể rắn các phân từ rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).

Đúng
Sai

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.

Đúng
Sai

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Đúng
Sai

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Xét tính đúng sai của các phát biểu sau khi: Nhiệt hóa hơi riêng của nước có giá trị 2,3.106 J/kg có ý nghĩa như thế nào?

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

c) Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

Đúng
Sai

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè? Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống.

Đúng
Sai

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng.

Đúng
Sai

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại.

Đúng
Sai

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng.

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),... có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cưm từ thích hợp vào chỗ trống.

  • A

    (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.

  • B

    (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

  • C

    (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.

  • D

    (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Hiện tượng thăng hoa là sự chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi khi nhận nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào khái niệm sự thăng hoa và ngưng kết, chất rắn sẽ chuyển trực tiếp sang thể hơi khi nó nhận nhiệt.

Đáp án: D

Câu 2 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?

  • A

    Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.

  • B

    Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.

  • C

    Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.

  • D

    Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Các tính chất của chất lỏng, như sự tương tác giữa các phân tử và thể tích hình dạng.

Lời giải chi tiết :

Chất lỏng có lực tương tác phân tử yếu hơn so với thể rắn và không có hình dạng riêng.

Đáp án: B

Câu 3 :

Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

  • A

    Sương đọng trên lá cây.

  • B

    Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

  • C

    Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

  • D

    Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Quá trình nóng chảy xảy ra khi một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Lời giải chi tiết :

Cục nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, tức là liên quan đến quá trình nóng chảy.

Đáp án: D

Câu 4 :

Đơn vị của độ biến thiên nội năng ∆U là

  • A

    °C.

  • B

    K.

  • C

    J.

  • D

    Pa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Đơn vị của nội năng

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của độ biến thiên nội năng là Joule (J), không phải nhiệt độ, áp suất.

Đáp án: C

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng: Nội năng là

  • A

    tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

  • B

    tổng của động năng và thế năng của vật.

  • C

    tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

  • D

    tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nội năng của vật là tổng của động năng và thế năng của các phân tử.

Lời giải chi tiết :

Nội năng bao gồm cả động năng hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử.

Đáp án: A

Câu 6 :

Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do

  • A

    Nội năng của chất khí tăng lên.

  • B

    Nội năng của chất khí giảm xuống.

  • C

    Nội năng của chất khí không thay đổi.

  • D

    Nội năng của chất khí bị mất đi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Tăng nhiệt độ làm tăng nội năng của chất khí.

Lời giải chi tiết :

Khi thả bóng vào nước nóng, chất khí bên trong bóng giãn nở, nội năng tăng lên.

Đáp án: A

Câu 7 :

Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật

  • A

    Tăng 80 J.

  • B

    Giảm 80 J.

  • C

    Không thay đổi.

  • D

    Giảm 320 J.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nội năng của vật tăng khi công thực hiện và nhiệt lượng cung cấp bù trừ cho sự thất thoát.

Lời giải chi tiết :

Công cung cấp 200 J, nhưng mất 120 J ra môi trường, nên nội năng tăng thêm 80 J.

Đáp án: A

Câu 8 :

Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

  • A

    1,5 J.

  • B

    1,0 J.

  • C

    0,5 J.

  • D

    -1 J.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Độ biến thiên nội năng của chất khí bằng nhiệt lượng cung cấp trừ công thực hiện.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng cung cấp là 1,5 J. Công thực hiện là 20.0,05 = 1 J. Vậy độ biến thiên nội năng là 1,5 – 1 = 0,5 J

Đáp án: C

Câu 9 :

Một cục nước đá ở 0 °C được thả vào nước ở 0 °Khi đó nước đá sẽ

  • A

    tan chảy.

  • B

    chuyển thành nước.

  • C

    không tan.

  • D

    tan chảy một phần.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Khi nhiệt độ nước đá và nước bằng nhau, quá trình tan chảy không diễn ra.

Lời giải chi tiết :

Nước đá không tan nếu nhiệt độ của nó và nước xung quanh đều là 0°C.

Đáp án: C

Câu 10 :

Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là

  • A

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (10 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

  • B

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (0 °C) làm chuẩn.

  • C

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

  • D

    lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (10 °C) làm chuẩn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Thang nhiệt độ Celsius lấy điểm đóng băng của nước là 0°C và điểm sôi là 100°C.

Lời giải chi tiết :

Trên thang Celsius, 0°C là nhiệt độ nước đóng băng, và 100°C là nhiệt độ nước sôi.

Đáp án: C

Câu 11 :

Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác?

  • A

    hình A.

  • B

    hình B.

  • C

    hình C.

  • D

    hình D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về đo nhiệt độ chính xác, nhiệt kế phải được đặt chìm trong chất cần đo, không chạm đáy hoặc thành cốc.

Lời giải chi tiết :

Chỉ hình B thể hiện cách đo đúng khi phần đo của nhiệt kế ngập trong nước, không chạm đáy cốc.

Đáp án: B

Câu 12 :

104 °C ứng với bao nhiêu K?

  • A

    313 K.

  • B

    298 K.

  • C

    328 K.

  • D

    377 K.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Công thức chuyển đổi từ °C sang K

Lời giải chi tiết :

\(K = {\rm{^\circ }}C + 273 \Rightarrow 104{\rm{^\circ }}C = 104 + 273 = 377K\)

Đáp án: D

Câu 13 :

Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

  • A

    8.104J.

  • B

    10.104J.

  • C

    33,44.104J.

  • D

    32.103J.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

\(Q = mc{\rm{\Delta }}T = 1\,.4,{18.10^3}\,.(100 - 20)\, = 33,{44.10^4}\,J\)

Đáp án: C

Câu 14 :

Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

  • A

    Q = 7.107 J.

  • B

    Q = 167 kJ.

  • C

    Q = 167 J.

  • D

    Q = 167.106 J.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

\(Q = m.\lambda  = 0,5\,.3,{34.10^5}\, = {167.10^3}\,J = 167kJ\)

Đáp án: B

Câu 15 :

Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là

  • A

    23.106 J.

  • B

    2,3.105 J.

  • C

    2,3.106 J.

  • D

    0,23.104 J.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

\(Q = m.L = 0,1\,.2,{3.10^6} = 2,{3.10^5}\,J\)

Đáp án: B

Câu 16 :

Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?

  • A

    Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

  • B

    Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

  • C

    Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

  • D

    Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nhiệt hóa hơi riêng

Lời giải chi tiết :

Nhiệt hóa hơi riêng là lượng nhiệt cần để làm bay hơi hoàn toàn một kg nước ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Đáp án: D

Câu 17 :

Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

  • A

    Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

  • B

    Jun trên kilôgam (J/kg).

  • C

    Jun (J).

  • D

    Jun trên độ (J/độ).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng

Lời giải chi tiết :

Đơn vị chuẩn của nhiệt nóng chảy riêng là J/kg.

Đáp án: B

Câu 18 :

Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là

  • A

    (2), (4), (3), (1), (5).

  • B

    (1), (4), (2), (3), (5).

  • C

    (1), (2), (3), (4), (5).

  • D

    (3), (2), (4), (1), (5).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Các bước đo nhiệt độ cần bắt đầu từ việc ước lượng, chọn nhiệt kế, hiệu chỉnh, thực hiện phép đo và ghi kết quả.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng là (2) ước lượng, (4) chọn nhiệt kế, (3) hiệu chỉnh, (1) đo, (5) ghi kết quả.

Đáp án: A

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông.

Thời gian (giờ)

1

4

7

10

13

16

19

22

Nhiệt độ (°C)

13

13

13

18

18

20

17

12

Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:

a) Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.

Đúng
Sai

d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.

Đúng
Sai

d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt độ

Lời giải chi tiết :

a) Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C. Đúng: Theo bảng, nhiệt độ lúc 4 giờ là 13°C.

b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ. Sai: Theo bảng, nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 22 giờ với 12°C, không phải lúc 1 giờ.

c) Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ. Sai: Nhiệt độ cao nhất trong ngày là 20°C vào lúc 16 giờ, nhưng có thể có khoảng thời gian khác cao hơn. Dựa vào bảng, nhiệt độ 20°C chỉ xuất hiện vào lúc 16 giờ.

d) Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C. Đúng: Nhiệt độ cao nhất là 20°C (lúc 16 giờ) và thấp nhất là 12°C (lúc 22 giờ), độ chênh lệch là 20 - 12 = 8°Nhưng câu này nói 6°C là nhỏ hơn thực tế.

Câu 2 :

Trong các phát biểu sau đây về chất ở thể rắn, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Ở thể rắn các phân từ rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).

Đúng
Sai

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.

Đúng
Sai

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Đúng
Sai

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ở thể rắn các phân từ rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).

Đúng
Sai

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.

Đúng
Sai

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Đúng
Sai

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về chất ở thể rắn

Lời giải chi tiết :

a) Ở thể rắn các phân tử rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử). Đúng: Ở thể rắn, các phân tử sắp xếp chặt chẽ và khoảng cách giữa chúng rất nhỏ.

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ. Sai: Ở thể rắn, các phân tử thường sắp xếp theo trật tự nhất định (tinh thể) và rất chặt chẽ.

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định. Đúng: Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn rất mạnh, giữ cho chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định. Sai: Vật rắn có thể tích và hình dạng xác định.

Câu 3 :

Xét tính đúng sai của các phát biểu sau khi: Nhiệt hóa hơi riêng của nước có giá trị 2,3.106 J/kg có ý nghĩa như thế nào?

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

c) Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

Đúng
Sai

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

Đúng
Sai

c) Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

Đúng
Sai

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt hóa hơi riêng

Lời giải chi tiết :

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3 × 10⁶ J để bay hơi hoàn toàn

Sai: Giá trị này chỉ đúng cho 1 kg nước, không phải một lượng bất kỳ.

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3 × 10⁶ J để bay hơi hoàn toàn

Đúng: Đây chính là định nghĩa của nhiệt hóa hơi riêng.

c) Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3 × 10⁶ J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi

Sai: Khi bay hơi, nước cần hấp thụ nhiệt chứ không phải tỏa ra nhiệt.

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3 × 10⁶ J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn

Đúng: Đây là ý nghĩa chính xác của nhiệt hóa hơi riêng.

Câu 4 :

Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè? Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống.

Đúng
Sai

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng.

Đúng
Sai

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại.

Đúng
Sai

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống.

Đúng
Sai

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng.

Đúng
Sai

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại.

Đúng
Sai

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về các biện pháp giảm nhiệt độ trong phòng có tường kính vào mùa hè

Lời giải chi tiết :

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống

Đúng: Mở cửa giúp đối lưu không khí và giảm nhiệt độ trong phòng.

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng

Sai: Rèm màu sẫm sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn, làm tăng nhiệt độ phòng. Nên sử dụng rèm màu sáng để phản xạ nhiệt.

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại)

Đúng: Tấm phim cách nhiệt có thể ngăn cản một phần nhiệt từ ánh sáng mặt trời, giảm nhiệt độ phòng.

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng

Sai: Đóng kín cửa sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong do không có không khí đối lưu.

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về thang đo: Tạo phương trình tương ứng giữa hai thang đo nhiệt độ X và Y, dựa trên mối quan hệ tuyến tính giữa các thang đo. Công thức tổng quát cho sự chuyển đổi giữa hai thang đo

Lời giải chi tiết :

\( \Rightarrow \frac{{{T_X} - ( - 125)}}{{375 - ( - 125)}} = \frac{{50 - ( - 70)}}{{ - 30 - ( - 70)}} \Rightarrow \frac{{{T_X} + 125}}{{500}} = \frac{{50 + 70}}{{40}} \Rightarrow {T_X} = 1500 - 125 = 1375\,{\rm{^\circ X}}\)

Đáp án: 1375

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng cần thiết để chuyển nước đá từ –10 °C đến 0 °C:

Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy nước đá ở 0 °C thành nước ở 0 °C:

\({{\rm{Q}}_2} = \lambda {\rm{m}} = 1.3,{36.10^5} = 336000{\rm{J}}\)

Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước từ 0 °C đến 100 °C:

\({Q_3} = mc{\rm{\Delta }}t = 1.4200.(100 - 0) = 420000\:{\rm{J}}\)

Nhiệt lượng cần thiết để chuyển 1 kg nước ở 100 °C thành hơi nước ở 100 °C:

\({Q_4} = Lm = 2,{25.10^6}.1 = 2250000{\rm{J}}\)

Vậy tổng nhiệt lượng cần thiết \(Q = {Q_1} + {Q_2} + {Q_3} + {Q_4} = 3,{03.10^{12}}\:{\rm{J}}\)

Đáp án: 3,03

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt hóa hơi

Lời giải chi tiết :

Gọi m và m' lần lượt là khối lượng nước ban đầu và khối lượng nước bị hoá hơi. Nhiệt lượng làm hoá hơi hoàn toàn khối lượng nước m' bằng nhiệt lượng làm đông đặc hoàn toàn khối lượng nước (m-m').

Ta có:

\({Q_{\rm{d}}} = {Q_{\rm{h}}} \to \left( {m - m'} \right)\lambda  = m'L \to \frac{{m'}}{m} = \frac{\lambda }{{\lambda  + L}} = \frac{{3,{{3.10}^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}}}{{\left( {3,{{3.10}^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right) + \left( {2,{{48.10}^6}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right)}} = 0,12\)

Đáp án: 0,12

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng cần cung cấp để cục nước đá tan hết – nóng chảy và nhiệt lượng để nước tăng đến nhiệt độ t0 khi xảy ra cân bằng nhiệt là: \({Q_{{\rm{thu}}}} = \lambda {m_1} + {m_1}{c_1}\left( {{t_0} - {t_1}} \right)\)

Nhiệt lượng mà nước và cốc nhôm tỏa ra là: \({Q_{{\rm{toa}}}} = {m_2}{c_2}\left( {{t_0} - {t_2}} \right) + {m_3}{c_3}\left( {{t_0} - {t_2}} \right)\)

Phương trình cân bằng nhiệt: \({{\rm{Q}}_{{\rm{toa}}}} + {{\rm{Q}}_{{\rm{thu}}}} = 0 \Rightarrow \lambda {{\rm{m}}_1} + {{\rm{m}}_1}{{\rm{c}}_1}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_1}} \right) + {{\rm{m}}_2}{{\rm{c}}_2}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_2}} \right) + {{\rm{m}}_3}{{\rm{c}}_3}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_3}} \right) = 0\)

Thay các giá trị đã biết vào biểu thức, ta tìm được t0 ≈ 4,5 °C.

Đáp án: 4,5

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(Q = mc{\rm{\Delta }}t \Rightarrow c = \frac{Q}{{m{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{8460}}{{437,{{2.10}^{ - 3}}.(68,9 - 19,3)}} \approx 390\:{\rm{J}}/k{\rm{g}}.{\rm{K}}\)

Đáp án: 390

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Chú ý rằng 1,8 lít nước có khối lượng 1,8 kg; 1 kWh = 3 600 000 J.

Khối lượng nước cần đun trong một tháng bằng: 40.1,8.26 = 1 872 kg

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm 1 872 kg nước sôi từ nhiệt độ ban đầu 20 °C là

Q = mc(100 - 20) = 1872.4200.80 = 628 992 000 J

Nếu đun nước bằng bếp điện thì cần lượng điện tiêu thụ là:

\({N_B} = \frac{{628992000}}{{3600000}}.\frac{{100}}{{70}} = 249,6kWh\)

Nếu đun nước bằng ấm điện thì cần lượng: \({N_A} = \frac{{628992000}}{{3600000}}.\frac{{100}}{{90}} = 194,1kWh\)

Số tiền điện dùng đun nước nhà trường tiết kiệm được mỗi tháng bằng: 

\(1980\left( {249,6--194,1} \right) = 109890\)(đồng) = 110 nghìn đồng

Đáp án: 110

close