Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 1

Trạng Lường – Lương Thế Vinh Lương Thể Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trần Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Trạng Lường – Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trần Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây. Thay vì trèo lên cây, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả. Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh.

Lần khác, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ. Thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.

Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo. Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện. Vinh lại chơi nhiều hơn học. Tương truyền, trước kì thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, không tán thành cách học của Bảo.

Quả nhiên, năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên trong khi Quách Đình Bảo đỗ thám hoa. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.

 (Theo Internet)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?

A. Trạng Nguyên.

B. Trạng Lường.

C. Trạng Tí.

D. Trạng Quỳnh.

Câu 2. Vì sao thuở nhỏ ông đã nổi tiếng?

A. Ông có tài nấu ăn ngon.                            

B. Ông giỏi võ nghệ.

C. Ông hay giúp người nghèo khó.

D. Ông học nhanh, sáng trí, sang tạo.

Câu 3. Ông đã làm cách nào để lấy quả bưởi ra khỏi hố?

A. Ông đổ cát vào hố.

B. Ông lấy gậy chọc quả bưởi lên.

C. Ông đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

D. Ông đào hố rộng hơn để lấy quả bưởi.

Câu 4. Ông dùng cách gì để đo chiều rộng con sông?

A. Ông đóng cọc và ước lượng khoảng cách.

B. Ông dùng dây thừng đo.

C. Ông dùng gậy tre đo.

D. Ông chèo thuyền từ bờ này sang bờ kia để đo.

Câu 5. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “thán phục”?

A. tâng bốc

B. khen ngợi

C. khuất phục

D. khâm phục

Câu 6. Em học được gì ở ông Lương Thế Vinh?

Câu 7.  Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “cân”

a. Dụng cụ đo khối lượng.

b. Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

Lời giải

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến với một tên gọi khác là gì?

A. Trạng Nguyên.

B. Trạng Lường.

C. Trạng Tí.

D. Trạng Quỳnh.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Ông Lương Thế Vinh còn được biết đến là Trạng Lường.

Đáp án B.

Câu 2. Vì sao thuở nhỏ ông đã nổi tiếng?

A. Ông có tài nấu ăn ngon.                            

B. Ông giỏi võ nghệ.

C. Ông hay giúp người nghèo khó.

D. Ông học nhanh, sáng trí, sang tạo.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi.

Đáp án D.

Câu 3. Ông đã làm cách nào để lấy quả bưởi ra khỏi hố?

A. Ông đổ cát vào hố.

B. Ông lấy gậy chọc quả bưởi lên.

C. Ông đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

D. Ông đào hố rộng hơn để lấy quả bưởi.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

Đáp án C.

Câu 4. Ông dùng cách gì để đo chiều rộng con sông?

A. Ông đóng cọc và ước lượng khoảng cách.

B. Ông dùng dây thừng đo.

C. Ông dùng gậy tre đo.

D. Ông chèo thuyền từ bờ này sang bờ kia để đo.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Ông đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Sau đó Lương Thế Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông.

Đáp án A.

Câu 5. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “thán phục”?

A. tâng bốc

B. khen ngợi

C. khuất phục

D. khâm phục

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ “thán phục” và “khâm phục” đều có nghĩa là khen ngợi và cảm phục.

Đáp án D.

Câu 6. Em học được gì ở ông Lương Thế Vinh?

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Em học được từ Lương Thế Vinh rằng trí tuệ và sự sáng tạo rất quan trọng trong học tập. Ông cho thấy việc áp dụng kiến thức vào thực tế có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Cuối cùng, em cũng nhận ra rằng mỗi người có phương pháp học riêng, và điều đó không nhất thiết phải giống nhau để đạt được thành công.

Câu 7.  Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “cân”

a. Dụng cụ đo khối lượng.

b. Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Mẹ em mới mua một cái cân.

b. Cô bán hàng đang cân những con cá.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Trong chuyến du lịch hè năm ngoái, em đã có dịp đến thăm Vịnh Hạ Long, một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc.

Khi đến Vịnh Hạ Long, điều đầu tiên khiến em ấn tượng là những ngọn núi đá vôi cao chót vót, sừng sững giữa biển xanh mát. Những ngọn núi này có hình dáng rất đa dạng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động và đẹp mắt. Nước biển ở đây trong xanh đến nỗi em có thể nhìn thấy cả những đàn cá bơi lội tung tăng. Những chiếc thuyền nhỏ len lỏi giữa các hòn đảo, mang đến cảm giác thanh bình và yên ả.

Vào buổi sáng, khi mặt trời mọc, ánh nắng vàng rực rỡ chiếu xuống mặt nước, làm cho cả vùng biển sáng bừng lên như một tấm gương khổng lồ. Buổi trưa, nắng càng gay gắt hơn, nước biển trở nên như pha lê, ánh lên những màu sắc lung linh, rực rỡ. Đến chiều, khi mặt trời lặn, cảnh vật trở nên dịu dàng hơn, bầu trời dần chuyển sang màu hồng và tím rất đẹp. Cả Vịnh Hạ Long như khoác lên mình một chiếc áo mới, đầy mê hoặc và quyến rũ.

Trong chuyến đi, em còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị. Em đã cùng gia đình đi thuyền thăm các hòn đảo và khám phá những hang động kỳ diệu. Mỗi hang động đều có những hình thù kỳ lạ và những câu chuyện lịch sử thú vị mà người hướng dẫn chia sẻ. Em cảm thấy thật hạnh phúc và hào hứng khi được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên.

Dù chỉ là một chuyến tham quan ngắn ngày, nhưng Vịnh Hạ Long đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc. Em cảm thấy tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình và mong muốn một ngày nào đó sẽ trở lại thăm nơi này. Những cảnh sắc hùng vĩ và tươi đẹp của Vịnh Hạ Long mãi mãi là một ký ức khó quên trong lòng em. Em tin rằng mỗi người đều nên một lần đặt chân đến đây để cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên kỳ diệu này.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 2

    Bài ca về trái đất Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 3

    Tấm vé về miền quê thơ ấu Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 4

    Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 5

    Chim vành khuyên và cây bằng lăng Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành: - Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close