Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3Tải về Sự sẻ chia bình dị Minh tuy là người ít nói nhưng cậu luôn sẵn lòng, giúp đỡ mọi người. Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Thấy vậy, Minh liền chia sẻ bữa ăn của mình cho bạn. Minh nói: “Hạnh ơi! Cậu ăn trưa cùng tớ nhé!”. Hạnh nghe vậy cảm động nhưng lại sợ nếu mình ăn thì Minh sẽ đói. Minh thấy Hạnh chần chừ liền bảo: “Tớ mang nhiều cơm và đồ ăn ngon lắm. Cậu ăm cùng tớ cho vui và còn có sức cho giờ học buổi chiều nữa.”. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Sự sẻ chia bình dị Minh tuy là người ít nói nhưng cậu luôn sẵn lòng, giúp đỡ mọi người. Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Thấy vậy, Minh liền chia sẻ bữa ăn của mình cho bạn. Minh nói: “Hạnh ơi! Cậu ăn trưa cùng tớ nhé!”. Hạnh nghe vậy cảm động nhưng lại sợ nếu mình ăn thì Minh sẽ đói. Minh thấy Hạnh chần chừ liền bảo: “Tớ mang nhiều cơm và đồ ăn ngon lắm. Cậu ăm cùng tớ cho vui và còn có sức cho giờ học buổi chiều nữa.”. Thế là, hai bạn cùng nhau ăn hết hộp cơm thật ngon lành. Từ sau hôm đó, Hạnh càng yêu quý Minh hơn, luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ khi Minh cần. Nhờ sự quan tâm, sẻ chia mà tình bạn của Hạnh và Minh ngày càng thân thiết. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Trong bài đọc, Minh là người như thế nào? A. Ít nói, hay giúp đỡ mọi người. B. Ít nói và rất nhút nhát. C. Hiền lành, biết quan tâm và sẻ chia. D. Hoạt bát và hòa đồng. Câu 2. Minh đã làm gì khi biết Hạnh không mang theo bữa trưa? A. Mời bạn ăn cơm cùng mình. B. Gọi thêm món ăn cho bạn. C. Nhường bữa trưa của mình cho Hạnh. D. Mua bánh mì và sữa cho Hạnh. Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì? A. Cần hòa đồng với mọi người xung quanh. B. Cần nói chuyện nhiều hơn, biết lắng nghe nhiều hơn. C. Biết quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. D. Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 4. Em hãy tìm và viết lại một câu trong bài đọc có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Câu 5. Em hãy điền điệp ngữ phù hợp vào chỗ chấm: ………………………….., Trang đã là học sinh lớp 5. ………………………………, kì thi cuối cấp đã chuẩn bị đến. …………………………………, Trang đã chuẩn bị xa các bạn. Vậy là, thời gian bên các bạn chẳng còn nhiều. Trang mong sẽ có thật nhiều kỉ niệm vui bên những người bạn thân yêu. (Theo Linh Anh) Câu 6. Em hãy sử dụng cặp kết từ phù hợp để viết lại câu văn sau” Nhà xa, Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn. Câu 7. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong đoạn hội thoại sau và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó: Nam hỏi bố: Bố ơi, cây đa ở đầu làng mình có từ bao giờ ạ? Cây đa ấy biểu tượng của làng mình có từ ngày bố còn bé – Bố Nam đáp. (Trích “Biểu tượng quê hương” – Theo Hồng Thư) B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc. -------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Trong bài đọc, Minh là người như thế nào? A. Ít nói, hay giúp đỡ mọi người. B. Ít nói và rất nhút nhát. C. Hiền lành, biết quan tâm và sẻ chia. D. Hoạt bát và hòa đồng. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Trong bài đọc, Minh là người ít nói, hay giúp đỡ mọi người. Đáp án A. Câu 2. Minh đã làm gì khi biết Hạnh không mang theo bữa trưa? A. Mời bạn ăn cơm cùng mình. B. Gọi thêm món ăn cho bạn. C. Nhường bữa trưa của mình cho Hạnh. D. Mua bánh mì và sữa cho Hạnh. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Minh đã mời bạn ăn cơm cùng mình khi biết Hạnh không mang theo bữa trưa. Đáp án A. Câu 3. Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học gì? A. Cần hòa đồng với mọi người xung quanh. B. Cần nói chuyện nhiều hơn, biết lắng nghe nhiều hơn. C. Biết quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. D. Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Qua bài đọc trên, em rút ra được bài học biết quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đáp án C. Câu 4. Em hãy tìm và viết lại một câu trong bài đọc có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Câu 5. Em hãy điền điệp ngữ phù hợp vào chỗ chấm: ………………………….., Trang đã là học sinh lớp 5. ………………………………, kì thi cuối cấp đã chuẩn bị đến. …………………………………, Trang đã chuẩn bị xa các bạn. Vậy là, thời gian bên các bạn chẳng còn nhiều. Trang mong sẽ có thật nhiều kỉ niệm vui bên những người bạn thân yêu. (Theo Linh Anh) Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Điệp từ, điệp ngữ. Lời giải chi tiết: Thoắt cái, Trang đã là học sinh lớp 5. Thoắt cái, kì thi cuối cấp đã chuẩn bị đến. Thoắt cái, Trang đã chuẩn bị xa các bạn. Vậy là, thời gian bên các bạn chẳng còn nhiều. Trang mong sẽ có thật nhiều kỉ niệm vui bên những người bạn thân yêu. Câu 6. Em hãy sử dụng cặp kết từ phù hợp để viết lại câu văn sau” Nhà xa, Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Kết từ. Lời giải chi tiết: Vì nhà xa nên Thanh luôn đi học sớm hơn các bạn. Câu 7. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong đoạn hội thoại sau và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó: Nam hỏi bố: Bố ơi, cây đa ở đầu làng mình có từ bao giờ ạ? Cây đa ấy biểu tượng của làng mình có từ ngày bố còn bé – Bố Nam đáp. (Trích “Biểu tượng quê hương” – Theo Hồng Thư) Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Nam hỏi bố: - Bố ơi, cây đa ở đầu làng mình có từ bao giờ ạ? - Cây đa ấy - biểu tượng của làng mình - có từ ngày bố còn bé – Bố Nam đáp. Tác dụng: - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Dàn ý: Mở đoạn: Giới thiệu tên cuốn sách, nhân vật Thân đoạn: Giới thiệu những đặc điểm nổi bật của nhân vật - Tính cách - Hành động Kết đoạn: Nêu bài học rút ra từ nhân vật đó Bài tham khảo 1: Trong câu chuyện “Ngôi sao sân cỏ”, em rất yêu thích nhân vật Việt. Bạn Việt được mọi người trong khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc nên tính cách Việt có phần hiếu thắng và ích kỉ. Vì không muốn để các bạn có cơ hội được ghi bàn nên Việt luôn giữ bóng, không chuyền cho ai cả. Vì vậy, các bạn trong lớp không đồng tình và nhắc nhở Việt. Nhưng Việt lại giận dỗi và không đá hiệp hai nữa. Khi ra ngoài sân, thấy đồng đội ghi bàn. Việt ngẩn ra giây lát và hiểu dù không có mình đồng đội vẫn chơi rất tốt. Từ đó, bạn đã hiểu ra được tầm quan trọng của việc hợp tác và hỗ trợ đồng đội. Qua câu chuyện, Việt đã để lại cho chúng ta một bài học lớn: “Sống trong một tập thể không được ích kỉ, phải tôn trọng, đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.”. Bài tham khảo 2: Trong cuốn sách "Vượt Qua Biên Giới Học Tập: Hành Trình của Một Tấm Gương", chúng ta được giới thiệu với một nhân vật tài năng vô cùng đáng ngưỡng mộ - Minh, một học sinh trẻ với nhiều tiềm năng và sự sáng tạo không giới hạn. Minh là một học sinh bình thường nhưng sở hữu một trí tuệ sáng bật và niềm đam mê mãnh liệt với việc học tập. Từ những năm đầu tiên của cuộc hành trình học tập, Minh đã tỏ ra khá khác biệt và nổi bật với khả năng nắm bắt kiến thức nhanh chóng và sáng tạo trong việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Nhưng điều đặc biệt về Minh không chỉ nằm ở tài năng của anh ta, mà còn ở tinh thần phi thường và sự kiên trì không ngừng trong việc vượt qua những thách thức học tập. Minh không bao giờ chịu sự chán nản hay buông xuôi trước những khó khăn. Thay vào đó, anh ta luôn tìm cách tạo ra những cách tiếp cận mới, tìm kiếm sự hỗ trợ và học hỏi từ những người xung quanh để phát triển bản thân. Minh không chỉ là nguồn cảm hứng cho các bạn học sinh khác, mà còn trở thành một tấm gương mà cả cộng đồng học tập muốn noi gương. Sự tài năng, sự kiên trì và lòng đam mê không ngừng nghỉ của Minh đã chứng minh rằng không có giới hạn trong học tập, và với đủ ý chí và sự cống hiến, mọi người đều có thể vượt qua mọi rào cản và đạt được thành công. Trong cuốn sách "Vượt Qua Biên Giới Học Tập: Hành Trình của Một Tấm Gương", chúng ta sẽ được khám phá hành trình tuyệt vời của Minh, học hỏi từ những chiến thắng và thất bại của anh ta, và rút ra những bài học quý giá về sự kiên nhẫn, sự kiên trì và lòng đam mê trong học tập. Bài tham khảo 3: Cuốn sách truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh là một trong những cuốn sách nói về tài năng hơn người của con người ngày xưa. Hai nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thi nhau tranh tài để cưới được Mị Nương con vua. Sơn Tinh với tài năng dời núi lấp biển, có sức mạnh vô song; Thuỷ Tinh với tài hô mưa gọi gió, chốc chốc lũ lụt dâng lên khắp nơi. Hai người thi đấu giành Mị Nương, người dâng nước, người xây non. Nước dâng cao làm nhân dân ngập lụt, thiệt hại vô cùng. Cuối cùng Sơn Tinh mới là người cưới được Mị Nương. Sơn Tinh vốn là người có lòng tốt, vị tha và khoan dung; trái ngược với Thuỷ Tinh có lòng tham, đố kị, hơn thua. Cuốn sách cho em biết về một truyền thuyết rất hay, vốn không có sức mạnh vô biên như vậy, nhưng lẽ sống, tính cách của mỗi người cho em những bài học quý giá, làm theo điều tốt, tránh điều xấu xa, ghen tức.
Quảng cáo
|